Sách Làm Sao Để Làm Được Kế Toán Từng Phần Hành

600.000đ 400.000đ -33%

14

Giúp bạn TỰ TIN biết được cách làm kế toán từng phần hành. Từ đây, tự tin khi đi phỏng vấn ứng tuyển vào từng vị trí mà nhà tuyển dụng đăng tuyển

1. Kế toán thanh toán

2. Kế toán hàng tồn kho

3. Kế toán giá thành

4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

5. Kế toán tài sản cố định và Chi phí trả trước

6. Kế toán kê khai thuế GTGT

7. Kế toán kê khai thuế TNDN

8. Kế toán kê khai thuế TNCN

9. Kế toán tổng hợp

10. Kế toán trưởng


Còn hàng
1

LỜI MỞ ĐẦU

LÀM SAO ĐỂ LÀM ĐƯỢC KẾ TOÁN TỪNG PHẦN HÀNH

 

-Làm sao để làm được Kế toán Hàng Tồn Kho?

 

-Làm sao để làm được Kế Toán Tiền Lương và Các Khoản Trích Theo Lương?

 

-Làm sao để làm được Kế Toán Thanh Toán?

 

-Làm sao để làm được Kế Toán Công Nợ Phải Thu và công nợ phải trả nhà cung cấp?

 

-Làm sao để làm được Kế Toán Giá Thành?

 

-Làm sao để làm được Kế Toán Theo Dõi Tài Sản Cố Định Và Chi Phí Trả Trước?

 

-Làm sao để làm được Kế Toán Kê Khai Thuế GTGT?

 

-Làm sao để làm được Kế Toán Tê Khai Thuế TNDN?

 

-Làm sao để làm được Kế Toán Tê Khai Thuế TNCN?

 

-Làm sao để làm được Kế Toán Theo Dõi Nợ Vay?

 

-Làm sao để làm được Kế Toán Theo Dõi Tạm Ứng?

 

-Làm sao để làm được Kế Toán Tổng Hợp?

 

-Làm sao để làm được Kế Toán Trưởng cũng như tổ chức bộ máy kế toán trong Cty?

 

Khi các bạn mới ra trường cũng như các bạn mới tham gia 1 khoá ngắn hạn, dạy cho các bạn rất nhiều về kế toán. Nhưng các bạn đọc thông tin tuyển dụng thì người ta chỉ tuyển dụng vị trí kế toán từng phần hành như sau:

  • Tuyển dụng kế toán hàng tồn kho
  • Tuyển dụng kế toán tổng hợp
  • Tuyển dụng kế toán thuế
  • Tuyển dụng kế toán thanh toán
  • Tuyển dụng kế toán giá thành
  • Tuyển dụng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
  • Tuyển dụng Kế toán trưởng…

 

Vậy làm sao các bạn tự tin để mà nộp đơn xin việc vào những vị trí đó (Những vị trí đó người ta gọi là kế toán từng phần hành). Vì khi đi học không có ai dạy cách làm kế toán từng phần hành như vậy cả. Nhưng khi tuyển dụng thực tế thì lại tuyển dụng kế toán từng phần hành. Biết được vấn đề này. Tôi đã biên soạn cuốn sách LÀM SAO ĐỂ LÀM ĐƯỢC KẾ TOÁN TỪNG PHẦN HÀNH. Cuốn sách này giúp bạn tự tin biết được Mục tiêu cuối cùng của người làm kế toán từng phần hành là gì {Cụ thể cho từng Vị trí kế toán từng phần hành}. Khi biết mục tiêu cuối cùng rồi thì mình triển khai nó như thế nào để đạt được mục tiêu đó. Giúp bạn tự tin làm được vị trí kế toán từng phần hành. Tự đó tự tin nộp đơn ứng tuyển vị trí kế toán từng phần hành mà mình mong muốn. Tất cả đều nằm trong cuốn sách này.

 

MỤC LỤC

  1. Làm sao để làm được kế toán từ người chưa biết gì? (Trang 1)
  2. Làm sao để làm được Kế Toán Thanh Toán? (Trang 11)
  3. Làm sao để làm được kế toán theo dõi công nợ phải thu khách hàng và phải trả nhà cung cấp? (Trang 16)
  4. Làm sao để làm được Kế toán theo dõi tài sản cố định và chi phí trả trước? (Trang 19)
  5. Làm sao để làm được Kế Toán Tiền Lương và các khoản trích theo lương? (Trang 23)
  6. Làm sao để làm được kế toán theo dõi tạm ứng? (Trang 34)
  7. Làm sao để làm được Kế toán giá thành? (Trang 36)
  8. Làm sao để làm được Kế toán theo dõi nợ vay? (Trang 44)
  9. Làm sao để làm được Kế toán Hàng Tồn Kho? (Trang 48)
  10. Làm sao để làm được Kế toán kê khai thuế GTGT? (Trang 52)
  11. Làm sao để làm được Kế toán kê khai thuế TNCN của Tiền lương? (Trang 72)
  12. Làm sao để làm được Kế toán kê khai thuế TNDN? (Trang 98)
  13. Làm sao để làm được Kế toán tổng hợp? (Trang 112)
  14. Làm sao để làm được Kế toán trưởng cũng như tổ chức bộ máy kế toán trong phòng? (Trang 117)

NỘI DUNG SÁCH

  1. Làm sao để làm được kế toán từ người chưa biết gì? (Trang 1)
    B1. Phải biết mục tiêu cuối cùng của người làm kế toán là gì??

    B2. Khi biết được mục tiêu cuối cùng rồi, thì chúng ta phải tổ chức quy trình quy định thực hiện từng nghiệp vụ phát sinh trong Cty. Để từ đó khi có nghiệp vụ xảy ra thì mọi người sẽ lập những chứng từ nào để cho đúng quy định cty và quy định của thuế=> Để từ đó sẽ có được bộ chứng từ đầy đủ=> Rồi mới tiến hành ghi sổ kịp thời và chính xác=> Từ đây mới làm báo cáo đúng được

    B3. Sau khi đã tổ chức được quy trình kiểm soát của từng nghiệp vụ rồi thì vấn đề còn lại của người làm kế toán là ứng dụng quy trình đó vào thực tế. Tức là lúc này THỰC TẾ XẢY RA thì kế toán xem xét và kiểm soát thực tế xảy ra có làm đúng như quy trình mà chúng ta đã thiết kế tại B2 hay không? Để từ đó thực hiện điều chỉnh quy trình, quy định cho phù hợp thực tế mà vẫn kiểm soát được. (Tức là sẽ viết lại quy trình, quy định nếu có không phù hợp. Chứ ko phải viết quy trình, quy định ra cho có)

    B4: Sau khi kiểm soát xong rồi thì CÁC BẠN CÓ bộ chứng từ phù hợp quy định công ty ban hành và quy định nhà nước rồi (Nhà nước ở đây lả đúng quy định của thuế của bảo hiểm…) => TỨC BỘ CHỨNG TỪ HOÀN CHỈNH RỒI=>Thì tiến hành ghi sổ thôi (Tức vào phần mềm kế toán lập những chứng từ ghi sổ: Phiếu chi; Phiếu thu; Phiếu nhập; Phiếu xuất…. Sau đó, kẹp những chứng từ gốc đã kiểm tra vào những chứng từ ghi sổ này sẽ trở thành bộ chứng từ hoàn chỉnh)

    B5: Định kỳ tiến hành lập những báo cáo mà mình phụ trách. Xem như mục tiêu đưa ra của các bạn là đã đạt được
  2. Làm sao để làm được Kế Toán Thanh Toán? (Trang 11)

Phải biết Mục tiêu cuối cùng:

+Xét duyệt CHI TIỀN phải đúng (Đúng về mặt chứng từ theo quy định của Cty và của nhà nước, cũng nhứ tính cho thực của nghiệp vụ xảy ra). Khi thu tiền mặt phải lập phiếu thu đầy đủ


+Ghi sổ kịp thời về thu tiền và chi tiền. (Bất kỳ lúc nào cũng biết tiền Cty còn bao nhiêu tại bất kỳ thời gian nào). Sau khi ghi xong thì kẹp bộ chứng từ đầy đủ và lưu file (Phiếu Thu; Phiếu chi kèm theo sau là bộ chứng từ gốc. Và mở mỗi 1 ngân hàng là 1 file để lưu chứng từ tăng giảm ngân hàng. Mỗi 1 file là 1 ngân hàng)


+Luôn luôn tiền mặt cuối ngày trên sổ phải khớp với két sắt của thủ quỹ. Tiền gửi ngân hàng phải khớp với sổ phụ ngân hàng (theo từng ngân hàng).


+Báo cáo thu chi tiền mặt cũng như tiền gửi chi tiết theo từng ngân hàng cho sếp vào cuối mỗi ngày trước 5h. (Hay tuỳ theo mỗi Cty). Còn nếu không thì hướng dẫn Sếp vào phần mềm xem luôn cho kịp thời mà ko cần phải gửi báo cáo qua email làm gì (Chỉ cần kế toán cập nhật kịp thời trong phần mềm. Thời buổi này là làm kế toán online. Đi đâu cũng xem được báo cáo)

Trình tự để đạt được mục tiêu trên thì XEM CHI TIẾT SÁCH NHÉ

  1. Làm sao để làm được kế toán theo dõi công nợ phải thu khách hàng và phải trả nhà cung cấp? (Trang 16)

Phải biết mục tiêu cuối cùng:

  • Phải quản lý được chi tiết công nợ phải thu theo từng khách hàng (TK 131) cũng như chi tiết công nợ phải trả theo từng nhà cung cấp (TK 331). Phải quản lý được

+Công nợ theo Tuổi nợ (<30 ngày. Từ 30 ngày đến 45 ngày. Công nợ quá hạn…. Công nợ khó đòi)

+Và công nợ theo hoá đơn (Tức là biết được khoản tiền nợ đó là của hoá đơn nào)

  • Ghi sổ sách kịp thời công nợ theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh cũng như lưu bộ chứng từ đầy đủ theo từng khách hàng và nha cung cấp, với mục đích là đối chiếu từ sổ sách ra chứng từ và từ chứng từ vào sổ được nhanh chóng và kịp thời.

+Lưu ý 1: Đối với những công nợ phải thu khách hàng và phải trả nhà cung cấp liên quan đến ngoại tệ thì phải biết cách ghi theo tỷ giá nào (Gồm tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày phát sinh giao dịch và Tỷ giá ghi sổ). Cái này các bạn lấy TT200 xem lại

+Lưu ý 2: Đối với những khoản công nợ phải thu khách hàng và phải trả nhà cung cấp có gốc bằng ngoại tệ thì phải đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối năm. (Đối với công nợ phải thu là LẤY TỶ GIÁ MUA còn đối với công nợ phải trả là LẤY TỶ GIÁ BÁN của ngân hàng mà mình thường xuyên giao dịch). Riêng trả trước cho người bán (Tức số dư bên nợ 331) và người mua trả tiền trước (tức số dư bên Có 131) thì ko có đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối năm

  • Đối chiếu công nợ đột xuất và Định kỳ (cuối mỗi tháng) cho từng khách hàng và nhà cung cấp, nhằm đảm bảo công nợ phải thu khách hàng và phải trả nhà cung cấp đúng. Khi có chênh lệch thì phải biết nguyên nhân và xử lý kịp thời

  • Gửi đề nghị thanh toán đến khách hàng và phối hợp với phòng kinh doanh để đòi nợ. Còn đối với công nợ phải trả nhà cung cấp thì theo dõi và lập đề nghị thanh toán đối với những công nợ đến hạn thanh toán để Sếp diệt thanh toán tránh vi phạm hợp đồng

  • Báo cáo kịp thời tình hình công nợ phải thu khách hàng cũng như phải trả nhà cung cấp theo hoá đơn và theo tuổi nợ cũng như phân tích công nợ phải thu quá hạn, khó đòi kịp thời cho Sếp theo thời gian quy định của Cty (thường là sau 5h làm việc mỗi ngày)

Trình tự để đạt được mục tiêu trên thì XEM CHI TIẾT SÁCH NHÉ

  1. Làm sao để làm được Kế toán theo dõi tài sản cố định và chi phí trả trước? (Trang 19)

Phải biết mục tiêu cuối cùng là:

+Phải quản lý được SỐ LƯỢNG GIỮA SỔ SÁCH về tài sản cố định, Chi phí trả trước (Mà là CCDC đã xuất ra sử dụng và đưa vào 242 để phân bổ, Còn CCDC trong kho thì Kế toán hàng tồn kho quản lý) với THỰC TẾ là khớp nhau về số lượng. Tức là cuối mỗi năm, phải kiểm kê 1 lần. (Còn trong năm muốn kiểm lúc nào là quyền của các bạn. Khi các bạn thấy bất thường thì kiểm kê). Muốn kiểm kê được thì mỗi tài sản cố định và mỗi CCDC của chi phí trả trước phải được dán 1 cái mã riêng. (Vì ko thể nào mà quản lý bằng tên được)


+Kiểm tra chứng từ hình thành nên tài sản cố định và Chi phí trả trước đã đúng với quy trình mua sắm tài sản cố định và CCDC của Cty hay chưa? cũng như đúng quy định của thuế chưa (Tức nghiệp vụ đó phải có Hoá đơn hợp pháp, bên cạnh đó thì phải chứng minh được vì sao có hoá đơn đó thông qua hợp đồng mua bán, biên bản bàn giao…uỷ nhiệm chi, phiếu chi). Tức phải học thuộc Quy trình mua sắm tài sản cố định và CCDC mà Cty đã ban hành


+Khi bàn giao tài sản cố định và CCDC của chi phí trả trước cho người sử dụng thì phải dán mã và có biên bản bàn giao đàng hoàn {Lập 2 liên. 1 liên kế toán Tài sản cố định lưu và 1 liên là người nhận sử dụng tài sản cố định, CCDC lưu}. Khi luân chuyển TSCĐ Và CCDC của chi phí trả trước từ người này sang người kia sử dụng thì cũng phải lập Biên bản bàn giao (Người sử dụng 1 bảng và chuyển qua phòng kế toán theo dõi TSCĐ và CCDC của chi phí trả trước 1 bảng)


+Trích khấu hao và phân bổ chi phí trả trước vào cuối mỗi tháng theo đúng bộ phận sử dụng (627;641;642). Mục đích là để hạch toán chi phí đủ theo từng tháng và đưa đúng chi phí cho từng bộ phận


+Mỗi 1 tài sản cố định phải mở cho nó 1 cái thẻ theo dõi riêng cho từng loại tài sản (Kèm theo mỗi thẻ là 1 bộ chứng từ hình thành nên tài sản cố định đó. Vì tài sản cố định này dùng CHO NHIỀU NĂM nên phải có 1 thẻ riêng. Thuận tiện cho quá trình kiểm tra chứng từ sau này. Còn chi phí trả trước của CCDC có mở cho nó 1 thẻ riêng giống TSCĐ hay không thì do bạn quyết định nhé)

Trình tự để đạt được mục tiêu trên thì XEM CHI TIẾT SÁCH NHÉ

  1. Làm sao để làm được Kế Toán Tiền Lương và các khoản trích theo lương? (Trang 23)

Phải biết mục tiêu cuối cùng là

+Phải tính ra được BẢNG LƯƠNG đúng và đủ, kịp thời theo quy chế tính lương thưởng của Cty đã ban hành, để còn trả lương kịp thời cho người lao động. Cũng như soạn thảo hợp đồng lao động


+Khai báo tăng lao động để tham gia BHXH khi ký hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên và Báo giảm lao động để không tham gia BHXH nữa khi người lao động nghỉ việc. 


+Các vấn đề liên quan đến thuế TNCN. (Đăng ký giảm trừ người phụ thuộc, đăng ký mã số thuế TNCN, Khai thuế TNCN, Nộp Tờ khai thuế TNCN qua mạng, Còn nộp tiền thuế TNCN sẽ do kế toán thanh toán làm hoặc có thể kế toán tiền lương làm luôn. Làm sao thuận lợi là sự phân công của kế toán trưởng)


=>Đây là trường hợp bạn được tuyển vào làm kế toán tiền lương kiêm tính lương cũng như các vấn đề liên quan BHXH và thuế TNCN (Phải thoả thuận ngay từ đầu là công việc làm những gì. Không thôi sau này làm rồi ấm ức)


NOTE:
Có trường hợp những Cty lớn, phòng nhân sự sẽ phụ trách tất cả vấn đề liên quan đến người lao động: gồm soạn thảo hợp đồng, tính toán bảng lương, khai báo thuế TNCN; báo tăng giảm lao động để tham gia BHXH cũng như các vấn đề khác liên quan đến người lao động…và chuyển số liệu về tiền lương, bhxh theo mẫu biểu kế toán thiết kế vào cuối mỗi tháng để KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG HẠCH TOÁN SỔ SÁCH THÔI


+Dựa vào bảng lương đã tính được thì cuối mỗi tháng HẠCH TOÁN tiền lương và các khoản trích theo lương

Trình tự để đạt được mục tiêu trên thì XEM CHI TIẾT SÁCH NHÉ

  1. Làm sao để làm được kế toán theo dõi tạm ứng? (Trang 34)

Phải biết mục tiêu cuối cùng là:

+Tại bất kỳ thời điểm nào cũng biết được danh sách nhân viên đang nhận tiền tạm ứng của Cty mỗi người đang giữ bao nhiêu tiền?


+Phải thúc giục nhân viên tạm ứng hoàn ứng theo đúng quy trình tạm ứng và hoàn ứng của Cty đã ban hành. Quá thời hạn quy định hoàn ứng thì sẽ bị tính tiền phạt (Có như vậy thì vấn đề hoàn ứng nó mới nhanh được. Lúc đó họ mới có trách nhiệm)


+Chỉ theo dõi khoản tạm ứng này là của nhân viên trong Cty và tạm ứng là để phục vụ cho công việc của Cty (Còn tạm ứng lương, tạm ứng nhà cung cấp KHÔNG có ghi vào tài khoản này)


+Ko hạch toán vào tài khoản tạm ứng này những khoản chi phí đã thực tế xảy ra mà ko có hoá đơn (Chi phí ko có hoá đơn thì ghi 100% vào chi phí, ko được hạch toán vào tài khoản tạm ứng để rồi đi lấy hoá đơn hoàn ứng là sai quy định)


+Ko hạch toán vào tài khoản này những khoản mà đưa tiền cho Sếp để làm việc riêng. Đưa tiền cho Sếp để làm việc riêng thì xem như 1 khoản cho Sếp vay

  1. Làm sao để làm được Kế toán giá thành? (Trang 36)

Phải biết mục tiêu cuối cùng của người kế toán giá thành là: Tính được giá thành từng sản phẩm, dịch vụ mà Cty cung cấp

Trình tự để đạt được mục tiêu trên thì XEM CHI TIẾT SÁCH NHÉ

  1. Làm sao để làm được Kế toán theo dõi nợ vay? (Trang 44)

Phải biết mục tiêu cuối cùng là quản lý được

+SỐ DƯ từng khoản vay phải trả cho những ngân hàng nào, cũng như từng khoản vay phải trả cho những cty và từng khoản vay phải trả cá nhân nào vào bất kỳ thời điểm nào


+Tương ứng với từng khoản vay phải trả đó, phải có 1 bảng tính lãi vaynợ gốc phải trả định kỳ (cuối mỗi tháng) cho suốt thời gian vay


+Đối với những khoản vay có gốc bằng ngoại tệ thì cuối năm phải đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối năm theo tỷ giá bán của ngân hàng mà Cty thường xuyên giao dịch và chênh lệch tỷ giá này được tính vào doanh thu hoặc chi phí khi quyết toán thuế TNDN


+Khi trình bày báo cáo tài chính cuối năm, thì khoản vay dài hạn thì phải tách khoản vay dài hạn đến hạn trả cho năm sau, trình bày tại phần Vay ngắn hạn. Xem hình mẫu bên dưới về trình bày khoản vay dài hạn đến hạn trả của Hoà Phát được trình bày tại Vay ngắn hạn

Trình tự để đạt được mục tiêu trên thì XEM CHI TIẾT SÁCH NHÉ

  1. Làm sao để làm được Kế toán Hàng Tồn Kho? (Trang 48)

Phải biết mục tiêu cuối cùng là: Phải quản lý được NHẬP XUẤT TỒN của TỪNG MẶT HÀNG LÀ GIỮA SỔ SÁCH VÀ THỰC TẾ KHỚP NHAU

     10. Làm sao để làm được Kế toán kê khai thuế GTGT? (Trang 52)

Phải biết mục tiêu phải đạt được như sau:

+Biết làm Tờ khai thuế GTGT trên phần mềm HTKK. Biết nộp tờ khai thuế qua mạng và biết nộp thuế điện tử qua mạng


+
Nắm vững về 1 hoá đơn đầu vào sẽ được khấu trừ VAT phải thoả mãn điều kiện gì. Khi nào thì xuất hoá đơn đầu ra.


+Nắm được các tình huống điều chỉnh hoá đơn để phối hợp với kế toán xuất hoá đơn xử lý khi có sai sót hoá đơn xảy ra


+Nắm được vấn đề kê khai bổ sung tờ khai thuế GTGT cho các tình huống (Bỏ sót hoá đơn, điều chỉnh hoặc thay thế)


+
Đảm bảo giữa sổ sách TK 133; TK 33311 Và Tờ khai thuế GTGT là khớp nhau hàng tháng hoặc hàng quý

Trình tự để đạt được mục tiêu trên thì XEM CHI TIẾT SÁCH NHÉ

  1. Làm sao để làm được Kế toán kê khai thuế TNCN của Tiền lương? (Trang 72)

Phải biết mục tiêu cuối cùng phải là

+Phải làm được tờ khai tạm tính thuế TNCN hàng tháng, hàng quý 05/KK-TNCN theo TT80/2021


+Phải làm được tờ khai quyết toán thuế TNCN 05/QTT-TNCN theo TT80/2021


+Phải nộp được tờ khai qua mạng và nộp tiền qua mạng thông qua trang thuedientu.gdt.gov.vn đúng hạn

Trình tự để đạt được mục tiêu trên thì XEM CHI TIẾT SÁCH NHÉ

  1. Làm sao để làm được Kế toán kê khai thuế TNDN? (Trang 98)

Phải biết Mục tiêu cuối cùng

+Phải làm được tờ khai quyết toán thuế TNDN cuối năm trên phần mềm HTKK. Mẫu số 03/TNDN (TT80/2021)


+Phải biết Nộp tờ khai thuế qua trang thuedientu.gdt.gov.vn. Biết nộp thuế qua trang thuedientu.gdt.gov.vn đúng thời hạn quy định

Trình tự để đạt được mục tiêu trên thì XEM CHI TIẾT SÁCH NHÉ

  1. Làm sao để làm được Kế toán tổng hợp? (Trang 112)

Phải biết mục tiêu cuối cùng của người làm kế toán tổng hợp đạt được là:

+Phải nắm được các hoạt động xảy ra trong Cty. Để từ đó biết xử lý được các tình huống nghiệp vụ kinh tế xảy ra trong Cty. Cũng như nắm được quy trình, quy định của Cty ban hành.

+Biết cách kiểm tra KẾ TOÁN TỪNG PHẦN HÀNH của các bạn phòng kế toán. Hướng dẫn và đào tạo kế toán từng phần hành. Cũng như phối hợp với kế toán trưởng và kế toán phần hành để tiếp các cơ quan nhà nước và tổ chức bên ngoài (Cơ quan thuế; Cơ quan BHXH; Cty kiểm toán…)

+LÀM ĐƯỢC BÁO CÁO TÀI CHÍNH. Các loại báo cáo thuế, nộp tờ khai thuế cũng như nộp tiền thuế qua mạng. Cũng như làm các báo cáo khác theo yêu cầu từ Kế toán trưởng (Vì Kế toán trưởng sẽ là người gửi trực tiếp báo cáo cho Ban giam đốc. Phải làm việc theo từng cấp như vậy)

+Luôn cập nhật những thông tin mà nhà nước ban hành liên quan đến (Kế toán; Thuế, BHXH, Luật lao động…) để làm cho đúng nhằm hạn chế rủi ro về thuế có thể xảy ra. Ví dụ như một số chính sách thuế cần biết như

-Thời hạn kê khai và thời nộp nộp tất cả tờ khai thuế là khi nào….

-Nộp tiền thuế bằng mã ID mới nè

-Cách tra cứu hoá đơn điện tử…như thế nào là 1 hoá đơn hợp pháp.

-Bên mua kê khai thuế GTGT dựa vào ngày ký của hoá đơn, còn Bên bán kê khai thuế GTGT dựa vào ngày lập hoá đơn….

-Như thế nào là 1 khoản chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN….

-Khi nào cá nhân được uỷ quyền quyết toán thuế TNCN và khi nào không…….

+Là cánh tay phải của Kế toán trưởng. Đề xuất với KẾ TOÁN TRƯỞNG về các vấn đề mà tồn tại trong phòng kế toán cũng như để cải thiện quy trình tác nghiệp giữa phòng kế toán với các phòng ban khác trong Cty nhằm hoàn hiện hệ thống vận hành của Cty. Cụ thể như sau:

  • Sắp xếp lại nhân sự phòng kế toán (Đề xuất Phân công công việc lại trong phòng kế toán khi thấy cần thiết)
  • Cũng như đề xuất về cách hoàn thiện chứng từ cũng như cách hạch toán sao cho phù hợp quy định kế toán và quy định của thuế
  • Đề xuất ban hành những quy trình, quy định của Cty mà liên quan trực tiếp đến vấn đề kiểm tra chứng từ của phòng kế toán càng sớm càng tốt {Ví dụ quy trình bán hàng thì cần những mẫu biểu gì, ký tá làm sao…; Quy trình mua hàng thì mẫu biểu gì, ký tá làm sao. Quy chế công tác phí thì cần lập mẫu biểu gì và ký tá làm sao…). NHƯNG QUY ĐỊNH, QUY TRÌNH CỦA PHÒNG KẾ TOÁN THÌ BẮT BUỘC PHẢI CÓ, ĐỂ MÀ CÒN TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA PHÒNG (Ví dụ các quy trình, quy định mà phòng kế toán PHẢI CÓ: Sổ tay hướng dẫn dùng phần mềm kế toán; Quy định đặt mã; Quy định về lưu chứng từ; Quy định kiểm kê; Quy định đối chiếu công nợ; Sổ tay hướng dẫn hạch toán kế toán…Quy trình tạm ứng và hoàn ứng; Quy trình thu chi tiền mặt và tiền gửi ngân hàng…)

=>Đây là 5 nội dung chính mà kế toán tổng hợp cần phải biết. Tuỳ theo mỗi công ty mà sẽ có công việc thêm dành cho kế toán tổng hợp. Nếu Cty có Kế toán trưởng thì kế toán trưởng sẽ phân công công việc trong phòng kế toán. Còn nếu Cty ko có KẾ TOÁN TRƯỞNG thì kế toán tổng hợp sẽ đảm nhận là người phụ trách phòng kế toán.

Trình tự để đạt được mục tiêu trên thì XEM CHI TIẾT SÁCH NHÉ

  1. Làm sao để làm được Kế toán trưởng cũng như tổ chức bộ máy kế toán trong phòng? (Trang 117)

Phải biết mục tiêu cuối cùng:

  • Tổ chức bộ máy kế toán vận hành chơn chu

+Ví dụ như Không bị trùng khi hạch toán kế toán giữa các kế toán viên;

+Kiểm soát chứng từ tuân thủ quy định của Cty và của nhà nước;

+Ban hành những quy trình, quy định trong phòng kế toán để mọi người tuân thủ làm việc {Ví dụ sổ tay hạch toán kế toán; Sổ tay hướng dẫn sử dủng phần mềm kế toán; Quy định đặt mã khách hàng-Mã chứng từ; Cách lưu chứng từ…}

  • Báo cáo kịp thời cho Sếp và cho các cơ quan nhà nước VỀ NHỮNG BÁO CÁO (Ví dụ báo cáo công nợ phải thu; Báo cáo công nợ phải trả; Báo cáo hàng tồn kho; Báo cáo tài chính; Báo cáo thuế…)

  • Tác nghiệp tốt với các phòng ban trong Cty cũng như đối tác khách hàng và nhà cung cấp…

  • Đối ngoại với ngân hàng. Cơ quan thuế. Cơ quan bảo hiểm…các Cty kiểm toán…

  • Biết cách bố trí nhân sự sao cho phù hợp phòng kế toán (Ko thừa cũng như không thiếu). Biết đào tạo nhân viên để cho nhân viên không bị nhàm chán công việc {bằng cách luân chuyển giữa các nhân viên kế toán từng phần hành với nhau…}

Trình tự để đạt được mục tiêu trên thì XEM CHI TIẾT SÁCH NHÉ

GIÁ SÁCH: 400.000/ 1 cuốn. Mua 2 cuốn trở lên với Giá 1 cuốn chỉ còn 350.000/cuốn FREE SHIP (Miễn phí ship). Giao hàng toàn quốc

QUÀ TẶNG:
+Được tham gia gia nhóm FB kín xem các VIDEO tôi nói về Làm sao để làm được kế toán từng phần hành của từng chương nhé
+Tăng File mẫu về theo dõi nợ gốc vay và lãi vay

CẢM NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ MUA SÁCH

GIỚI THIỆU VỀ HẢI BÙI

Ông Bùi Tấn Hải với hơn 14 năm kinh nghiệm Tư vấn thuế, Dịch vụ kế toán, Dịch vụ kiểm toán độc lập, Kiểm toán nội bộ, Tham gia nhiều kỳ thanh kiểm tra Quyết toán thuế trực tiếp với Cơ quan thuế, Giảng dạy các lớp kế toán trưởng, Kế toán chuyên nghiệp, các chuyên đề về thuế, Kế toán.

Kinh nghiệm thực tế

  • Chủ nhiệm Kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn tài chính Ánh Sáng Á Châu (AFCC) nay là KSI từ 2003-2008
  • Phó phòng kiểm toán nội bộ, Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải từ 2008-2011
  • Trưởng bộ phận Tư vấn chính sách, Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải từ 2011-2012. Tham gia trực tiếp công tác Quyết toán thuế tại Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải và các công ty con trong Tập đoàn.
  • Tham gia giảng dạy chuyên đề Kế toán-Thuế, dạy Kế toán trưởng tại các Trung tâm từ 2012 cho đến nay.

Trình độ chuyên môn

  • Thạc Sỹ kinh tế-Trường đại học Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh
  • Kiểm toán viên Quốc gia, Bộ Tài chính, Việt Nam
  • Chứng chỉ hành nghề dịch vụ thủ tục về thuế, Bộ Tài chính, Việt Nam
  • Hội viên hội kiểm toán viên hành nghề (VACPA)
  • Hội viên của Hiệp hội tư vấn thuế Việt Nam

Liên hệ với tôi

  • Facebook (Hải Bùi): https://www.facebook.com/hai.bui.526
  • Fanpage: https://www.facebook.com/tuhocketoanvathue/ (Lên FB gõ Tự học kế toán và thuế) Và Fanpage Sách kế toán cho người mới bắt đầu

LIÊN HỆ VỚI TÔI

Địa chỉ: 194/50/2D Bạch Đằng, Phường 24, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM

Hotline hỗ trợ: 0914.540.423

Facebook (Hải Bùi): https://www.facebook.com/hai.bui.526

Group Facebook: tự học kế toán và thuế

Group Facebook: Sách kế toán dành cho người chưa biết

Fanpage: https://www.facebook.com/tuhocketoanvathue/

Fanpage: https://www.facebook.com/sachtuhocketoan/

Youtube: tự học kế toán

Email: buitanhai1610@gmail.com

Website bán sách tự học kế toán: www.sachketoan.org
Website tự học kế toán online miễn phí: www.tuhocketoan.net

 

Gọi ngay : 0914540423
Gọi ngay : 0914540423