Cách đọc báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính thực tế một công ty

1.000.000đ 850.000đ -15%

12

Cách đọc báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính thực tế một công ty cũng như cách lập lưu chuyển tiền tệ theo pp gián tiếp. Giúp bạn

1. Đọc và hiểu được báo cáo tài chính một cách tự tin

2. Phân tích báo cáo tài chính thực tế của 1 Cty dựa trên các chỉ số tài chính (ROE, ROA, ROS, GOS, Tỷ lệ lãi gộp, EBIT, Khả Năng thanh toán, P/E, P/B, Cổ tức, Tỷ suất cổ tức...)

3. Giúp bạn 100% làm được báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo pp gián tiếp (Giái thích từng chi tiết cụ thể và có ví dụ minh họa).


Còn hàng
1

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, vấn đề đọc hiểu báo cáo tài chính của các bạn làm kế toán còn rất hạn chế. Cũng như các bạn là chủ doanh nghiệp nhưng các bạn cũng không biết đọc báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính là thể hiện tình hình tài chính của Cty mình qua 1 năm thông báo những con số trên đó (Tức là những giao dịch làm ăn mua bán trong 1 năm nó đều thể hiện trong Báo cáo tài chính này).

Nhìn vào những con số trên Báo cáo tài chính mà các bạn NÓI LÊN ĐƯỢC tình hình sức khỏe tài chính của Cty mình hiện nay ra sao thì xem như bạn biết làm kế toán. Còn nhìn vào những con số mà không nói lên được điều gì thì xem như bạn chưa làm kế toán mà mới gọi là người GHI SỐ SÁCH KẾ TOÁN MÀ THÔI. Dưới đây là các bạn làm kế toán cũng như chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa khi nhìn trên Báo cáo tài chính

  • Không biết TÀI SẢN của Công ty mình là gồm những tài sản nào. Trong đó, tài sản nào là ngắn hạn có khả năng quy đổi ra tiền trong vòng 1 năm và tài sản nào ngắn hạn không thể quy đổi ra được tiền mà chỉ để phục vụ cho hoạt động SXKD thôi. Tài sản nào là tài sản dài hạn và tài sản dài hạn là gì?

+Tài sản của Cty chủ yếu được hình thành từ nguồn nào (Vốn chủ sở hữu hay từ nợ phải trả và nợ vay ngân hàng).

+Tài sản năm hiện tại so với năm trước tăng hay giảm, và tăng giảm là lý do gì (Ví dụ Tài sản năm hiện hành tăng hơn so với năm trước chủ yếu là do khoản phải thu khách hàng tăng lên và hàng tồn kho tăng lên mà không phải tiền tăng lên? Vậy điều gì xảy đang xảy ra tại doanh nghiệp này).

+Nhìn vào phần tài sản của Cty thì có thể biết được khoản mục tài sản nào mang tính chất trọng yếu, quyết định tương lai của Cty hay không và nhận định được tài sản đó có thể làm tăng trưởng doanh thu trong tương lai hay không (Ví dụ Cty đang trong giai đoạn XDCB dở dang và sắp đi vào hoạt động. Vậy trong vài năm tới khi đã hình thành nên tài sản cố định thì tài sản đó sẽ tạo ra doanh thu của Cty trong tương lai).

+Nhìn vào khoản mục tài sản nào thì có thể biết được khoản mục tài sản đó đang có vấn đề (Ví dụ nhìn trên kết quả kinh doanh thấy doanh thu tăng trưởng đều và có lợi nhuận tăng đều nhưng không thấy Cty có tiền mà thấy khoản phải thu khách hàng tăng đều qua hàng năm. Vậy điều gì đang xảy ra tại Cty này)

  • Không biết CƠ CẤU TÀI SẢN giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn trong tổng tài sản như vậy là đã hợp lý chưa? Cũng như CƠ CẤU NGUỒN VỐN đã hợp lý chưa? Tài sản dài hạn có đang được hình thành từ nợ vay ngắn hạn hay không? Tài sản dài hạn mà được hình thành từ nợ vay ngắn hạn thì xảy ra rủi ro gì. Nhìn vào đâu sẽ biết được doanh nghiệp mất khả năng thanh toán

  • Không biết vì sao Doanh nghiệp làm ra có lợi nhuận mà không thấy Cty có tiền? Không biết được lợi nhuận làm ra 1 năm như vậy có đủ trả nợ gốc ngân hàng không (Vay ngân hàng nợ 3 năm mỗi năm trả 3 tỷ mà lợi nhuận sau thuế làm ra mỗi năm có 500 triệu? => Vậy điều gì sẽ xảy ra với doanh nghiệp này nếu tình trạng này không được cải thiện ở những năm sau thì liệu rằng doanh nghiệp này có khả năng trả nợ gốc cho ngân hàng hay không). Nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh có phân tích được biến động tăng giảm của từng khoản mục giữa năm hiện tại so với năm trước có nhận diện được điểm tốt và xấu không? (tức lợi nhuận sau thuế tăng hay giảm so với năm trước, tăng lên chủ yếu là do doanh thu hoạt động kinh doanh chính tăng hay tăng lên là do thu nhập khác hay doanh thu tài chính tăng?)

  • Nhìn vào Lưu chuyển tiền tệ không biết đọc ý nghĩa của từng dòng tiền như thế nào. Cũng như đánh giá là doanh nghiệp đang trong tình trạng nào, thiếu tiền hay dư tiền. Trong các dòng tiền của lưu chuyển tiền tệ thì tập trung vào dòng tiền nào? Nhìn vào lưu chuyển tiền tệ có thể biết được doanh nghiệp đang ở trong giai đoạn nào của Cty (đang xây dựng cơ bản hay đã đi vào hoạt động và doanh nghiệp đang chu kỳ ổn định hay đang đầu tư mở rộng…)

  • Chưa biết đọc các chỉ số tài chính: ROE, ROA, ROS, EPS, Tỷ lệ lãi gộp, Cổ tức là gì? Tỷ suất cổ tức là gì? Tỷ lệ cổ tức là gì? EBIT?  Khả năng thanh toán.... Chính những chỉ số tài chính này giúp cho chúng ta phân tích được rất nhiều điều giữa quá khứ, hiện tại để từ đó nhận định được tương lai của DN.

Như các bạn đã biết, kết quả cuối cùng của người làm kế toán là BÁO CÁO TÀI CHÍNH. Vì vậy chúng ta cần phải hiểu ý nghĩa, cách đọc từng loại Báo cáo tài chính đó, cũng như Phân tích được Báo cáo tài chính, đó mới là cái quan trọng và là mục đích cuối cùng của người làm kế toán. Để từ đó còn tư vấn cho Sếp cũng như có kiến thức áp dụng cho quá trình đầu tư sau này của các bạn (Ví dụ như đầu tư chứng khoán, đánh giá việc mua bán doanh nghiệp chẳng hạn…)

Biết được những nhu cầu và khó khăn của các bạn. Tôi đã biên soạn CUỐN SÁCH BÍ QUYẾT ĐỌC HIỂU VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ TƯ DUY LÀM BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ THEO PP GIÁN TIẾP để các bạn có bộ tài liệu phục vụ cho nhu cầu học tập cũng như phục vụ cho công việc của các bạn

 

Tác giả CPA. CPT Bùi Tấn Hải

- Bí quyết tự học kế toán từ người chưa biết kế toán trở thành người biết làm kế toán

- Bài tập và bài giải xuyên suốt Cty tính giá thành theo PP Hệ số

- Tự học thực hành khai báo thuế bằng hình ảnh

- Tự học thực hành lập báo cáo tài chính

- Tự học thực hành phần mềm kế toán Misa dựa trên Bộ chứng từ thực tế của Cty

- Bài tập và Bài giải luyện hạch toán nợ có cũng như xử lý tình huống thực tế của Cty

- Sách tổ chức bộ máy kế toán của Cty bán và sữa chữa xe ô tô

 

GIỚI THIỆU VỀ HẢI BÙI

Ông Bùi Tấn Hải với hơn 14 năm kinh nghiệm Tư vấn thuế, Dịch vụ kế toán, Dịch vụ kiểm toán độc lập, Kiểm toán nội bộ, Tham gia nhiều kỳ thanh kiểm tra Quyết toán thuế trực tiếp với Cơ quan thuế, Giảng dạy các lớp kế toán trưởng, Kế toán chuyên nghiệp, các chuyên đề về thuế, Kế toán.

Kinh nghiệm thực tế

  • Chủ nhiệm Kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn tài chính Ánh Sáng Á Châu (AFCC) nay là KSI từ 2003-2008
  • Phó phòng kiểm toán nội bộ, Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải từ 2008-2011
  • Trưởng bộ phận Tư vấn chính sách, Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải từ 2011-2012. Tham gia trực tiếp công tác Quyết toán thuế tại Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải và các công ty con trong Tập đoàn.
  • Tham gia giảng dạy chuyên đề Kế toán-Thuế, dạy Kế toán trưởng tại các Trung tâm từ 2012 cho đến nay.

Trình độ chuyên môn

  • Thạc Sỹ kinh tế-Trường đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
  • Kiểm toán viên Quốc gia, Bộ Tài chính, Việt Nam
  • Chứng chỉ hành nghề dịch vụ thủ tục về thuế, Bộ Tài chính, Việt Nam
  • Hội viên hội kiểm toán viên hành nghề (VACPA)
  • Hội viên của Hiệp hội tư vấn thuế Việt Nam

Liên hệ với tôi

  • Facebook (Hải Bùi): https://www.facebook.com/hai.bui.526
  • Fanpage: https://www.facebook.com/tuhocketoanvathue/ (Lên FB gõ Tự học kế toán và thuế) Và Fanpage Sách kế toán cho người mới bắt đầu

     

GIỚI THIỆU VỀ SÁCH CÁCH ĐỌC BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH THỰC TẾ CỦA MỘT CTY. TƯ DUY LẬP LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ THEO PP GIÁN TIẾP

 

A>Bộ sách này phù hợp cho những đối tượng mà

  • Chưa biết đọc Báo cáo tài chính cũng như Chưa biết đọc các chỉ số tài chính trên báo cáo tài chính
  • Chưa biết lập lưu chuyển tiền tệ theo pp gián tiếp. 
  • Giám đốc công tỳ nhỏ và vừa muốn đọc được báo cáo tài chính để biết tình hình tài chính của Cty
  • Những bạn F0 đang muốn đầu tư chứng khoán

B>Quyển sách này giúp bạn những gì

  • Giúp bạn TỰ TIN đọc được báo cáo tài chính

+Biết được Tài sản của Cty tăng lên mỗi năm có GIÁ TRỊ hay không?

+Biết được Cơ cấu tài sản ngắn hạn và dài hạn của Cty có hợp lý hay không?

+Biết được Cty có mất khả năng thanh toán không

+Biết được Cơ cấu nguồn vốn có hợp lý hay không

+Biết được Cty có tăng trường đều đặn hàng năm không? Lợi nhuận đó có chuyển hóa thành tiền không?.

  • Giúp bạn TỰ TIN phân tích được báo cáo tài chính của Cty năm hiện tại so với quá khứ là tốt hay xấu để từ đó đánh giá được tình hình tài chính của Cty trong tương lai dựa trên các chỉ số tài chính của Cty (ROE, ROA, ROS, GOS, Tỷ lệ lãi gộp…)
  • Giúp bạn TỰ TIN lập được lưu chuyển tiền tệ theo pp gián tiếp mà khi sai lệch biết sai lệch ở khoản mục nào luôn để kiểm tra. Tôi sẽ chỉ cho bạn tư duy làm sao để đảm bảo là 100% lập đúng lưu chuyển tiền tệ theo pp gián tiếp
  • Tất cả những vấn đề tôi nói ở trên đều có ví dụ minh họa cụ thể cho các bạn dễ hình dung (Tặng File Excel tính toán ra các chỉ số tài chính của Cty và phân tích chi tiết cho các bạn xem. Tặng bạn File thiết lập sẵn công thức lập lưu chuyển tiền tệ theo pp gián tiếp cũng như file bài tập và bài giải đã giải sẵn cho các bạn đối chiếu số liệu)

C>NỘI DUNG CUỐN SÁCH GỒM CÓ 3 PHẦN

  • Phần 1: Ý nghĩa và cách đọc từng báo cáo tài chính (Có ví dụ minh họa cụ thể từng trường hợp để các bạn đọc và nhìn thấy cụ thể luôn, không còn phải tưởng tượng nữa)
  • Phần 2: Phân tích báo cáo tài chính của Cty dựa trên các chỉ số tài chính (Có File excel tính toán 6 nhóm chỉ số tài chính của 1 Cty)
  • Phẩn 3: Tư duy và cách lập lưu chuyển tiền tệ theo pp gián tiếp (Có bài tập và bài giải rất chi tiết và cụ thể thông qua file excel)

C.1> CHI TIẾT Phần 1: Ý nghĩa và cách đọc từng báo cáo tài chính

MỘT: Ý nghĩa của từng KHOẢN MỤC TRONG báo cáo tài chính (Gồm Bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh, Lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính) cũng như CÁCH ĐỌC BÁO CÁO TÀI CHÍNH (Trang 1)

A. TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH (Trang 4)

A.1 Hiểu về tên gọi của Báo cáo tài chính tương ứng với nhiều hình thức công ty (Trang 4)

A.2 Trách nhiệm lập Báo cáo tài chính và ý kiến của kiềm toán viên (Trang 5)

A.3 Cách tải báo cáo tài chính chuẩn 1 Cty để tham khảo (Trang 9)

A.4 Ý nghĩa tổng quát Báo cáo tài chính của doanh nghiệp (Trang 9)

B.Ý NGHĨA CHI TIẾT TỪNG LOẠI BÁO CÁO TÀI CHÍNH (Chúng ta đã hiểu ý nghĩa tổng quát báo cáo tài chính như bên trên rồi. Giờ chúng ta đi sâu vào ý nghĩa chi tiết từng báo cáo tài chính) và cách đọc BCTC  (Trang 10)

B.1 Ý NGHĨA CỦA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ Ý NGHĨA CHI TIẾT TỪNG KHOẢN MỤC TRONG BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ CÁCH ĐỌC  (Trang 10)

  • THỨ NHẤT: CẦN PHẢI HIỂU CẤU TRÚC BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN trước khi hiểu về ý nghĩa của Bảng cân đối kế toán cũng như hiểu ý nghĩa từng khoản mục trong Bảng cân đối kế toán đó là: CẤU TRÚC của Bảng cân đối kế toán gồm 2 phần (Trang 10)

+●MỘT LÀ TÀI SẢN (Trang 10)

b.1Tài sản dài hạn (Trang 10)

b.2 Tài sản ngắn hạn. (Trang 25)

+●HAI LÀ NGUỒN VỐN: (Nguồn hình thành nên TÀI SẢN) =Nợ phải trả (Gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) +Vốn chủ sở hữu (Vốn góp lúc ban đầu và lợi nhuận làm ra sau quá trình hoạt động của Cty) =một số tiền cụ thể là A. (Trang 27)

Nợ phải trả ngắn hạn (Trang 27)

Nợ phải trả dài hạn (Trang 27)

Vốn chủ sở hữu. (Trang 27)

+●BA LÀ LƯU Ý: Tổng tài sản PHẢI BẰNG tổng nguồn vốn VỀ MẶT GIÁ TRỊ (Trang 28)

  • THỨ HAI LÀ Ý NGHĨA CỦA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN: (Trang 29 )

+Ý nghĩa THỨ NHẤT của Bảng Cân đối kế toán: Thể hiện TÀI SẢN và NGUỒN HÌNH THÀNH NÊN TÀI SẢN CỦA CÔNG TY TẠI 1 THỜI ĐIỂM (Nhớ là tại 1 thời điểm nhé. Tức là tại bất kỳ thời điểm nào, Công ty cũng biết Tổng giá trị tài sản của Công ty là bao nhiêu tiền). (Trang 29)

Ví dụ 1 (Trang 30)

Ví dụ 2 (Trang 30)

Phương trình quan trọng trong bảng cân đối kế toán.( Trang 31)

+Ý nghĩa THỨ HAI của Bảng cân đối kế toán: Giá trị tài sản thể hiện trên bảng cân đối kế toánGIÁ TRỊ SỔ SÁCH MÀ THÔI (Trang 33)

Xem ví dụ 1;2;3  (Trang 33,34)

+Ý nghĩa THỨ BA của Bảng cân đối kế toán: Khi đọc Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) thì các bạn cần phải hiểu Ý NGHĨA CHI TIẾT TỪNG KHOẢN MỤC TRONG BCĐKT (Trang 35)

Đầu tiên: nói KẾT CẤU BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN. (Trang 38)

Đối với phần tài sản.(Trang 38)

Đối với phần nguồn vốn..(Trang 39)

Tiếp theo: Tôi nói về Ý NGHĨA TỪNG KHOẢN MỤC trong Bảng cân đối kế toán để các bạn nắm. Sau đó, sẽ được minh họa số liệu trong Bảng cân đối kế toán năm 2016 của Cty Vinamilk để hiểu ý nghĩa chi tiết (Trang 42)

1 - TÀI SẢN: Được chia ra làm TÀI SẢN NGẮN HẠN và DÀI HẠN.(Trang 42)

Đi vào chi tiết để hiếu ý nghĩa từng mục số liệu TỔNG QUÁT về tài sản của VINAMILK (Trang 42)

2 -NGUỒN VỐN: Chúng ta đã hiểu nguồn vốn ở khái niệm bên trên (giải thích lại: NGUỒN VỐN LÀ NGUỒN HÌNH THÀNH NÊN TÀI SẢN, TÀI SẢN ĐÓ CÓ ĐƯỢC TỪ ĐÂU? TRẢ LỜI ĐƯỢC CÂU HỎI NÀY LÀ CHÚNG TA SẼ BIẾT ĐƯỢC NGUỒN VỐN LÀ GÌ. CÓ 2 NGUỒN HÌNH THÀNH NÊN TÀI SẢN LÀ NGUỒN NỢ PHẢI TRẢNGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA DOANH NGHIỆP). Dưới đây là giải thích chi tiết từng nguồn hình thành nên tài sản cho các bạn nắm.(Trang 79)

Đi vào chi tiết để hiểu ý nghĩa từng mục số liệu TỔNG QUÁT nguồn vốn của VINAMILK MS 440 tại ngày 31/12/2016 như sau. (Trang 86)

MỘT: NỢ PHẢI TRẢ MS 300 (Trang 86)

HAI: VỐN CHỦ SỞ HỮU MS 400 (Trang 96)

  • THỨ BA: CÁCH ĐỌC ĐỂ HIỂU BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NHƯ SAU (Trang 102)

+Để đọc nhanh và hiểu được được Bảng cân đối kế toán nhằm nắm được tình hình Cơ cấu tài sản của Cty; Cơ cấu Nguồn vốn của cty; Những khoản mục trọng yếu về tài sản cũng như nguồn vốn mà nhà đầu tư quan tâm thì các bạn cần thực hiện cách đọc theo các bước sau. (Trang 102)

+Ví dụ minh họa CÁCH ĐỌC Bảng Cân đối kế toán: Chúng ta sẽ lập 1 bảng tính Excel về sự thay đổi số tuyệt đối và số tương đối giữa cuối năm so với đầu năm của Cty VINAMILK năm 2016 so với năm 2015 VỀ PHẦN TÀI SẢN  (Trang 104)

Nhận xét về phần tài sản trên Bảng cân đối kế toán của Vinamilk năm 2016 so với năm 2015

-Dựa vào phần tính toán biến động tăng giảm của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn cũng như Tỷ trọng từng khoản tài sản trong tổng tài sản bằng file Excel của Cty Vinamilk Cuối năm 2016, tài sản của Vinamilk đã tăng 7% (tương ứng giá trị tuyệt đối tăng là: 1.900.480.381.112) so với cùng kỳ năm 2015 (Từ 27.478.175.944.352 tăng lên thành 29.378.656.325.464). Tài sản tăng lên chủ yếu là:(Trang 104)

-Nhận xét về cơ cấu tài sản: (Trang 108)

-DƯỚI ĐÂY LÀ 1 VÀI CÔNG TY MÀ CƠ CẤU TÀI SẢN BẤT HỢP LÝ TRONG BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN. (Trang 110)

+Ví dụ minh họa CÁCH ĐỌC Bảng Cân đối kế toán: Chúng ta sẽ lập 1 bảng tính Excel về sự thay đổi số tuyệt đối và số tương đối giữa cuối năm so với đầu năm của Cty VINAMILK năm 2016 so với năm 2015 VỀ PHẦN NGUỒN VỐN (Trang 115)

Cách đọc phần nguồn vốn. (Trang 115)

Nhận xét về phần nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán của Vinamilk Năm 2016 so với năm 2015. (Trang 116)

+Về tổng cộng NGUỒN VỐN cuối năm 2016 so với đầu năm 2016 cũng tăng 7% (6.92%)giống như Tổng TÀI SẢN (Vì Nguyên tắc Tổng tài sản phải bằng Tổng Nguốn vốn). Nhưng trong Nguồn vốn tăng lên thì phần vốn chủ sở hữu đóng góp tăng 5.4% (5.39%) còn nợ phải trả đóng góp tăng 1.5% (1.52%). Điều này chứng tỏ là Cty làm ăn có hiệu quả. Tài sản được tăng lên từ Nguồn vốn chủ của Cty là chủ yếu. (Trang 116)

+Trong Cơ cấu NGUỒN VỐN thì. (Trang 118)

+Vốn lưu động của Vinamilk 2016 (Trang 119)

+Tỷ lệ vốn lưu động 2016=Tài sản ngắn hạn cuối năm 2016/Nợ ngắn hạn cuối năm 2016=18.673.827.685.789/6.457.497.982.894=2.89 lần.(Trang 119)

Nhận diện sớm rủi ro từ bảng cân đối kế toán: Sự mất cân đối tài chính (Và 1 số ví dụ điển hình sự mất cân đối tài chính của những Cty lên sàn) (Trang 122)

Ví dụ 1: Cụ thể cho các bạn thấy được nhận diện rủi ro trong Bảng cân đối kế toán thông qua VỐN LƯU ĐỘNG ÂM LIÊN TỤC của Cty Hoàng Anh Gia Lai qua 3 năm 2016,2017,2018=> Chứng minh Cty đang gặp rất nhiều khó khăn, mất tính thanh khoản. Vì dùng nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn (Trang 123)

Ví dụ 2: THỦY SẢN HÙNG VƯƠNG, GIÁ CỔ PHIẾU LÁT ĐÁT ĐẾN THỜI ĐIỂM 21/5/2021 LÀ 2.600 ĐỒNG/CP. MẤT CÂN ĐỐI VỀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN. NỢ VAY TRÊN VỐN CHỦ SỞ HỮU CAO GẤP 1.5-2.5 LẦN (Cơ cấu vốn không hợp lý), khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong bán hàng => Dẫn đến cty không có dòng tiền=> Có thể dẫn đến phá sản (Trang 124)

Ví dụ 3: GỖ TRƯỜNG THÀNH, NỢ PHẢI TRẢ QUÁ LỚN (LỚN HƠN ĐẾN 4 LẦN VỐN CHỦ SỞ HỮU vào năm 2017-> VÀ LỚN HƠN RẤT NHIỀU VỐN CHỦ SỞ HỮU DẪN ĐẾN VỐN CHỦ SỞ HỮU ÂM). CƠ CẤU NGUỒN VỐN KHÔNG HỢP LÝ. (Trang 128)

Ví dụ 4: Trong Tài sản ngắn hạn thì khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng cao và tồn tại qua nhiều năm (Ko thu được tiền). Chứng tỏ Cty này Bán hàng mà ko thu tiền nhiều năm. Đây là vấn đề trọng yếu mà các bạn cần phải xem xét (Và nhớ khi xem là xem tất cả các báo cáo gồm Bảng cân đối kế toán, Kết quả kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh sẽ thấy rõ vấn đề hơn nhé, không nên đọc riêng lẻ). Cùng xem Cty MTM (XNK Khoáng Sản Miền Trung) của năm 2014,2015 (Xem Hình 1+2+3). (Trang 128)

Tóm tắt lại các ý khi đọc bảng cân đối kế toán của 1 Cty, cần tập trung vào những vấn đề sau.(Trang 133)

B.2 Ý NGHĨA CỦA BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ Ý NGHĨA CHI TIẾT TỪNG KHOẢN MỤC TRONG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CŨNG NHƯ CÁCH ĐỌC ĐỂ HIỂU BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH:.(Trang 140)

  • THỨ NHẤT: Ý NGHĨA TỔNG QUÁT BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh rất đơn giản. Được viết theo kết cấu như sau: DOANH THU - CHI PHÍ = LỢI NHUẬN.(Trang 141)

  • THỨ HAI: Ý NGHĨA CHI TIẾT TỪNG KHOẢN MỤC TRONG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH: Như Các bạn biết: Báo cáo KQKD chia hoạt động của doanh nghiệp thành 3 mảng: Hoạt động kinh doanh chính (hoạt động cốt lõi), Hoạt động tài chính và Hoạt động khác. Giờ chúng ta đi tìm hiểu từng mảng trong Báo cáo kết quả kinh doanh. (Trang 141)

Hoạt động kinh doanh chính. (Trang 141)

Hoạt động tài chính.(Trang 150)

Hoạt động khác.(Trang 153)

  • THỨ BA: CÁCH ĐỌC ĐỂ HIỂU BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH:  (Trang 160)

Trình tự đọc hiểu Báo cáo kết quả kinh doanh (Trang 160)

XEM BẢNG KẾT QUẢ KINH DOANH ĐÃ SẮP XẾP LẠI DOANH THU VÀ CHI PHÍ NĂM 2016 VÀ 2015 CŨNG NHƯ ĐÃ TÍNH TOÁN BIẾN ĐỘNG VÀ TỶ TRỌNG TỪNG KHOẢN MỤC CỦA VINAMILK=> Từ đó, đọc hiểu báo cáo kết quả kinh doanh như thế nào.(Trang 164)

Dựa vào Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016 và 2015 đã phân loại ra và tính toán như trên của Vinamilk, tôi có nhận xét như sau: (Trang 165)

MỘT: Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh cốt lõi (BÁN SỮA) của VINAMILK năm 2016 (Trang 165)

HAI: Dựa vào Bảng trên, chúng ta thấy Chi phí bán hàng của Vinamilk chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí  (Trang 174)

BA: Tỷ lệ lãi gộp và giá vốn hàng bán của Vinamilk năm 2015, 2016: (Trang 175)

BỐN: (ROS) Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần năm 2015 và 2016 của Vinamilk như sau: (Trang 177)

Năm: Tính ra EBIT (Lợi nhuận trước thuế và lãi vay) của Vinamilk năm 2015, 2016: (Trang 178)

Sáu: Tính ra ROE (Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân) giữa 2 năm của Vinamilk để so sánh tăng giảm của chỉ số này qua từng năm: (Trang 179)

Bảy: Lợi nhuận sau thuế trên Báo cáo kết quả kinh doanh phải chuyển đổi sang tiền thì mới có ý nghĩa: (Trang 182)

MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĐỌC BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (Trang 183)

B.3 Ý NGHĨA CỦA BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ VÀ Ý NGHĨA CHI TIẾT TỪNG KHOẢN MỤC TRONG BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ CŨNG NHƯ CÁCH ĐỌC BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ: (Trang 188)

  • THỨ NHẤT: Ý NGHĨA TỔNG QUÁT của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (MẠCH MÁU CỦA DOANH NGHIỆP): Thể hiện dòng tiền vào dòng tiền ra của doanh nghiệp trong 1 thời kỳ (Tháng, quý, năm). Vậy dòng tiền vào là THU TIỀN (Bên nợ TK 111;112;113;1281). Dòng tiền ra là CHI TIỀN (Bên có TK 111;112;113;1281). Như vậy, báo cáo lưu chuyển tiền tệ ghi lại dòng tiền vận động trong doanh nghiệp như thế nào. (Trang 190)

  • THỨ HAI: Hiểu Ý NGHĨA CHI TIẾT của lưu chuyển tiền tệ và cách đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ. (Trang 191)

Đầu tiên: Các bạn phải hiểu, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ đã được trình bày thành 3 PHẦN tương ứng với 3 dòng tiền: Dòng tiền từ hoạt động sx kinh doanh, Dòng tiền từ hoạt động đầu tư, và Dòng tiền từ hoạt động tài chính. (Trang 191)

Tiếp theo, bạn chỉ cần XEM XÉT LẦN LƯỢT TỪNG DÒNG TIỀN TRONG BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ là các bạn sẽ hiểu CHI TIẾT Ý NGHĨA CỦA TỪNG MỤC trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ. (Trang 195)

  • Dòng tiền vào, dòng tiền ra được thể hiện như thế nào trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ?.(Trang 195)
  • Tiếp tục với ví dụ thực tế hiểu chi tiết ý nghĩa từng mục trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Vinamilk năm 2016 cho từng mục của từng dòng tiền như sau: (Trang 195)

ĐỌC LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG SX KINH DOANH CỦA CTY VINAMILK: (Trang 195)

ĐỌC LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA VINAMILK NĂM 2016 VÀ 2015 (Xem hình minh họa bên dưới). (Trang 199)

ĐỌC LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH (Trang 202)

  • Cần lưu ý gì khi đọc Báo cáo lưu chuyển tiền tệ? Có 4 vấn đề bạn cần lưu ý: (Trang 204)

  • Nhận biết tình hình tài chính lành mạnh của doanh nghiệp thông qua DÒNG TIỀN CHI TRẢ CỔ TỨC (Trang 207)

  • BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ THÌ KHÔNG THỂ NÀO LỪA ĐƯỢC CHÚNG TA (Đây là 1 báo cáo cực kỳ quan trọng)  (Trang 210)

  • MỘT VÀI VÍ DỤ VỀ CTY CÓ LỢI NHUẬN (DOANH THU TĂNG NHƯNG LỢI NHUẬN GIẢM. DÒNG TIỀN LÀM RA ÍT HƠN LỢI NHUẬN NÊN PHẢI ĐI VAY NGÂN HÀNG). (Trang 212)

Ví dụ 1: về Cty lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của hoạt động SXKD rất yếu, mặt dù báo cáo kết quả kinh doanh có lãi cao. (Mặc dù trên Báo cáo kết quả kinh doanh có lãi cao hơn năm trước, nhưng chưa thu được tiền=> Làm cho dòng tiền thuần SXKD yếu nên phải đi vay ngân hàng để duy trì hoạt động). Xem Cty IDI năm 2018: (Trang 212)

Ví dụ 2: Cty đường Biên Hòa (Cty có doanh thu tăng hơn so với năm trước, nhưng lợi nhuận lại giảm hơn so với năm trước, dòng tiền thuần từ hoạt động SXKD âm. => Dẫn đến Cty phải vay tiền ngân hàng để duy trì hoạt động của Cty. (Trang 217)

  • PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN TỰ DO TRONG BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (Trang 220)

Mục đích của việc phân tích dòng tiền TỰ DO là đánh giá năng lực tài chính. (Trang 220)

Xem ví dụ minh họa về Tỷ suất dòng tiền tự do của NT2 từ năm 2014-2019. (Trang 220)

PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN TỰ DO CỦA VINAMILK TỪ 2013-2020. (Trang 221)

  • Phân tích xu hướng dòng tiền trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ trang 223

Ví dụ 1: Xem vấn đề XU HƯỚNG DÒNG TIỀN Vinamilk từ 2005 đến 2020. (Trang 223)

Ví dụ 2: Xem xu hướng của Dòng tiền của Hòa Phát từ năm 2017 đến Quý 1/2021.(Trang 227)

  • ĐỌC BÁO CÁO TÀI CHÍNH THÌ CẦN ĐỌC CẢ 3 BÁO CÁO CÙNG 1 LÚC THÌ MỚI NHÌN THẤY VẤN ĐỀ (BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH, BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ).(Trang 229)

Ví dụ: Xem xét Báo cáo tài chính của 2 Cty cùng 1 mức vốn góp 1 tỷ. Và Có lợi nhuận làm ra là 200 triệu. Nhưng về mặt dòng tiền HĐSXKD thì Cty nào mạnh hơn nhé. Để từ đó có cái nhìn khi đọc Báo cáo tài chính thì không phải cứ nhìn vào Lợi nhuận của Cty không là chưa đủ. Mà cái quan trọng ở đây là PHẢI CÓ DÒNG TIỀN HOẠT ĐỘNG SXKD dương (Vì tiền là mạch máu của DN). Ngoài ra cần phải xem xét đến SỰ THAY ĐỔI CỦA VỐN LƯU ĐỘNG TRÊN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN.(Trang 229)

Lợi nhuận trước thuế trên báo cáo kết quả kinh doanh có bằng với lưu chuyển tiền thuần của hoạt động kinh doanh trong lưu chuyển tiền tệ. Và khi đọc bảng cân đối kế toán thì các bạn để ý nếu mà khoản nợ dài hạn mà đến hạn phải trả trong 1 năm +Vay ngắn hạn mà lớn hơn lưu chuyển tiền thuần của Cty tạo ra trong 1 năm thì Cty này có vấn đề trong dài hạn (Vì dòng tiền thuần tạo ra trong năm không đủ để trả nợ gốc vay ngắn hạn trong 1 năm. Chắc chắn Cty này muốn hoạt động phải đi vay và huy động vốn thêm mà thôi). (Trang 231)

B.4 Ý NGHĨA CỦA THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CÁCH ĐỌC HIỂU THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH: (Trang 233)

  • THỨ NHẤT: Ý NGHĨA THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH (Trang 233)

 

  • THỨ HAI: CÁCH ĐỌC THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH: Chúng ta sẽ chia Thuyết minh BCTC ra thành 2 phần..(Trang 235)

Phần 1: Tìm hiểu về doanh nghiệp. (Trang 235)

Phần 2: Thuyết minh về các khoản mục trên BCTC (tức là thuyết minh chi tiết số liệu cho Bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ). (Trang 239)

Một: Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (tức là thuyết minh chi tiết số liệu cho bảng cân đối kế toán):  (Trang 239)

Hai: Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH: .(Trang 251)

C.2> CHI TIẾT Phần 2: Phân tích báo cáo tài chính của Cty dựa trên các chỉ số tài chính

HAI: Phân tích báo cáo tài chính. Sau khi hiểu về cách đọc 1 báo cáo tài chính thì chúng ta cần biết TÍNH TOÁN CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH nào để đánh giá xem hoạt động của doanh nghiệp đang tăng trưởng hay suy giảm, sức khỏe tài chính ra sao. Ngoài ra, đây còn là công cụ giúp dự báo tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. Tiếp theo là chúng ta sẽ lấy số liệu cụ thể báo cáo tài chính của 1 Cty để phân tích các chỉ số tài chính cho các bạn dễ hiểu. (Trang 254)

A. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH: Là chúng ta tiến hành phân tích chỉ số tài chính là một phần không thể thiếu khi bạn ĐỌC BÁO CÁO TÀI CHÍNH. Các chỉ số sẽ giúp bạn: Đánh giá xem hoạt động của doanh nghiệp đang tăng trưởng hay suy giảm, sức khỏe tài chính ra sao (Khả năng thanh toán của DN, có tiếp tục hoạt động liên lục hay không?...) Ngoài ra, đây còn là công cụ giúp DỰ BÁO tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai..(Trang 254)

Có 6 nhóm chỉ số tài chính chủ yếu:(Trang 254)

  • Nhóm chỉ số phản ánh khả năng thanh toán: Nhằm kiểm tra khả năng thanh toán CÁC KHOẢN NỢ NGẮN HẠN của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại nếu đáp ứng được các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn.
  • Nhóm chỉ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản: Nhằm kiểm tra tính cân đối trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp (tức là xem vốn vay bằng bao nhiêu % vốn chủ sở hữu là phù hợp, nhiều khi vốn vay cao gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu thì rất nguy hiểm- tôi sẽ cho bạn thấy sự nguy hiểm của trường hợp này thông qua ví dụ thực tế của vài cty); Kiểm tra tính cân đối trong việc đầu tư tài sản doanh nghiệp (tức là tài sản ngắn hạn thì được tài trợ bằng vốn tự có hoặc vốn vay ngắn hạn. Còn tài sản dài hạn thì 100% phải được tài trợ bằng vốn tự có hoặc vốn vay dài hạn, nếu tài trợ bằng vốn vay ngắn hạn thì sẽ rất nguy hiểm-Tôi sẽ đưa ví dụ trường hợp này thực tế của 1 vài Cty cho các bạn xem)
  • Nhóm chỉ số HIỆU SUẤT hoạt động: Nhóm chỉ số này được sử dụng để đánh giá năng lực quản lý, SỬ DỤNG TÀI SẢN hiện có trong doanh nghiệp (Gồm có Số vòng quay hàng tồn kho, Số vòng quay khoản phải thu khách hàng, Số vòng quay khoản phải trả người bán và Số vòng quay tài sản….) 
  • Nhóm chỉ số HIỆU QUẢ hoạt động: Doanh nghiệp hoạt động là vì mục tiêu lợi nhuận. Do đó, LỢI NHUẬN sẽ là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất và kinh doanh. Sử dụng các chỉ số tỷ lệ lãi gộp, ROE, ROA, ROS để đánh giá
  • Nhóm chỉ số phân phối lợi nhuận: Đo lường mức độ phân phối lợi nhuận so với thu nhập mà công ty tạo ra cho cổ đông (Tức là có thể cho biết thu nhập trên mỗi cổ phiếu là bao nhiêu; Tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền cho cổ đông hàng năm là bao nhiêu? Có ổn định không?...)
  • Nhóm chỉ số giá thị trường: Phản ánh giá trị thị trường của doanh nghiệp thông thông qua chỉ số định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E và phương pháp P/B

B. Giờ chúng ta tiến hành Phân tích Các nhóm chỉ số tài chính trên. (Trang 255)

B.1Phân tích khả năng thanh toán (NHÓM CHỈ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN): (Trang 255)

B.1.1 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (hay hiện thời):.(Trang 256)

B.1.2 Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Trang 257)

B.1.3 Hệ số khả năng tức thời: .(Trang 257)

B.1.4 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay.(Trang 258)

Một vài ví dụ về MẤT khả năng thanh toán lãi vay, mất khả năng thanh toán nợ gốc của 1 số Cty để các bạn tham khảo. (Trang 258)

Bảng đánh giá khả năng thanh toán của Vinamilk từ 2016-2019 (Trang 260)

B.2 Phân tích đòn bẩy tài chính (NHÓM CHỈ SỐ PHẢN ẢNH CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ CƠ CẤU TÀI SẢN). (Trang 261)

Công thức và ý nghĩa. (Trang 261)

VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH CHO CÁC BẠN XEM: Tập đoàn Hoa Sen (Mã CK: HSG) là một ví dụ (Doanh nghiệp vay quá nhiều. Hệ số nợ vay/Vốn chủ sở hữu rất cao), mặc dù doanh thu tăng như lợi nhuận sau thuế giảm so với trước khi đi vay. Hãy xem BCTC Quý 3.2018 của Tập đoàn. (Trang 263)

Phân tích bảng cơ cấu nguồn vốn của Vinamilk từ 2016-2019 (Tức là sử dụng đòn bẩy tài chính).(Trang 268)

B.3 Nhóm chỉ số HIỆU SUẤT HOẠT ĐỘNG.(Trang 269)

B.3.1 Số vòng quay các khoản phải thu và Kỳ thu tiền bình quân của 1 vòng quay phải thu. (Trang 269)

+Công thức và ý nghĩa.(Trang 269)

+Phân tích số vòng quay khoản phải thu khách hàng và kỳ thu tiền bình quân của 1 vòng quay khoản phải thu của Vinamilk từ 2016-2019. (Trang 271)

B.3.2 Số vòng quay hàng tồn kho và số ngày 1 vòng quay của hàng tồn kho (Trang 272)

+Công thức và ý nghĩa..(Trang 272)

+Phân tích số vòng quay hàng tồn kho và số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho của Vinamilk từ 2016-2019.(Trang 273)

B.3.3 Số vòng quay các khoản phải trả nhà cung cấp và Số ngày trả tiền bình quân cho 1 vòng quay các khoản phải trả ncc (Trang 274)

+Công thức và ý nghĩa.(Trang 274)

+Phân tích số vòng quay khoản phải trả nhà cung cấp và kỳ trả tiền bình quân của 1 vòng khoản phải trả của Vinamilk từ 2016-2019.(Trang 275)

B.4 Phân tích khả năng sinh lời (NHÓM CHỈ SỐ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG)

B.4.1TỶ SUẤT LỢI NHUẬN GỘP (hay Biên lợi nhuận gộp) (GOS): (Trang 276)

Tỷ suất lợi nhuận gộp là gì? Và Công thức..(Trang 276)

Xem Bảng tính Biên lợi nhuận gộp của Vinamilk qua nhiều năm từ 2016-2019 để thấy sự ổn định qua nhiều năm và DN có lợi thế cạnh tranh (Vì rất cao). Đây là những DN mà các bạn nên xem xét, tìm hiểu để đầu tư. (Trang 277)

Xem biên lợi nhuận gộp biến động bất thường của doanh nghiệp qua nhiều năm, không ổn định=> Dẫn đến không thể phát triển bền vững. Tránh xa những doanh nghiệp này ra. (Hoàng Anh Gia Lai).(Trang 277)

B.4.2TỶ SUẤT LỢI NHUẬN SAU THUẾ TRÊN DOANH THU THUẦN (ROS): .(Trang 278)

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần là gì và công thức (Trang 278)

Ví dụ: Xem Lợi nhuận sau thuế của Vinamilk/Doanh thu thuần qua các năm từ 2016 đến 2019 với Lợi nhuận sau thuế của Vinhome/doanh thu thuần từ 2016-2019 để các bạn xem xét là không thể so sánh vậy được. (Xem hình 1). Và so sánh Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần cùng ngành giữa Vinamilk và Mộc châu Milk qua các năm từ 2016-2019 LÀ CÓ THỂ SO SÁNH ĐƯỢC (Xem hình 2). (Trang 279)

PHÂN TÍCH CHỈ SỐ ROS QUA CÁC NĂM CỦA VINAMILK TỪ 2016 ĐẾN 2019.(Trang 282)

B.4.3 TỶ SUẤT LỢI NHUẬN SAU THUẾ TRÊN TỔNG TÀI SẢN (ROA): (Trang 283)

-Công thức và Ý Nghĩa (Trang 283)

-Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt?.(Trang 284)

✔MỘT: ROA phụ thuộc vào lĩnh vực mà công ty đó đang hoạt động.(Trang 284)

✔HAI: So sánh ROA của Cty với ROA trung bình ngành. (Trang 285)

✔BA: So sánh chỉ số ROA với kết quả ROA trong quá khứ . (Trang 287)

-TÍNH CHỈ SỐ ROA CỦA Công ty cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk (mã giao dịch trên sàn chứng khoán là VNM). Qua các năm từ 2013-2019.(Trang 288)

GIAI ĐOẠN 1: ROA Từ 2013 Đến 2016 của Vinamilk. (Trang 288)

GIAI ĐOẠN 2: ROA Từ 2016 Đến 2019 của Vinamilk. (Trang 289)

B.4.4 TỶ SUẤT LỢI NHUẬN SAU THUẾ TRÊN VỐN CHỦ SỞ HỮU (ROE): . (Trang 291)

Định nghĩa ROE. (Trang 291)

Công thức tính ROE .(Trang 292)

Ví dụ: Tính chỉ số ROE của Công ty CP sữa Việt Nam (Vinamilk) năm 2018 (Dữ liệu Cty đã lên sàn. Nên lên trang cafeF để lấy số liệu đã tính sẵn hoặc các bạn chỉ lấy Báo cáo tài chính đã kiểm toán để tự tính ra). (Trang 292)

Ý nghĩa của Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE): (Trang 294)

Cách sử dụng chỉ số ROE trong thực tế.(Trang 294)

★Sử dụng chỉ số ROE để NHẬN DIỆN doanh nghiệp có LỢI THẾ CẠNH TRANH BỀN VỮNG.(Trang 295)

Đánh giá NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG đến chỉ số ROE bằng mô hình DUPONT ĐỂ NHẬN DIỆN DOANH NGHIỆP. (Trang 298)

Đầu tiên, bạn cần bóc tách chỉ số ROE thành các yếu tố thành phần (được gọi là mô hình Dupont).(Trang 298)

Phân tích chỉ số ROE của HSG theo mô hình Dupont (Trang 299)

Phân tích chỉ số ROE của HPG theo mô hình Dupont (Trang 300)

BẢNG PHÂN TÍCH ROE VINAMILK THEO CÔNG THỨC LỢI NHUẬN SAU THUẾ CÔNG TY MẸ/VỐN CHỦ SỞ HỮU BÌNH QUÂN (Trang 302)

BẢNG PHÂN TÍCH ROE THEO MÔ HÌNH DUPONT CỦA VINAMILK TỪ 2016 ĐẾN 2019.(Trang 303)

NHỮNG HẠN CHẾ KHI SỬ DỤNG CHỈ SỐ ROE. (Trang 305)

Chỉ số ROE KHÔNG ỔN ĐỊNH bởi LỢI NHUẬN không mang tính chất ổn định CŨNG NHƯ CÓ LỢI NHUẬN BẤT THƯỜNG. (Trang 305)

Sau đây là ví dụ về CTCP Đầu tư phát triển nhà Đà Nẵng có lợi nhuận không ổn định. => Dẫn đến ROE không ổn định. NÊN KO THỀ SỬ DỤNG ROE ĐỂ PHÂN TÍCH ĐƯỢC (Trang 305)

Doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ làm tăng chỉ số ROE (Trang 306)

Thủ thuật kế toán cũng tác động đến chỉ số ROE.(Trang 307)

Ví dụ 1: như CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC) trích dự phòng rủi ro góp vốn vào đơn vị khác trong Quý I/2019 (chủ yếu góp vốn vào CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh là 16.35% với số vốn góp là 817.295.117.400) với số tiền trích lập dự phòng là tầm 211 tỷ đồng.  NHƯNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2 CTY LÀ THẤY VIỆC TRÍCH LẬP LÀ KHÔNG ĐÚNG. Nếu cao lắm trích lập là 16.35%*350.453.078.941=57.299.078.407. (Trang 307)

Ví dụ 2: Hay trường hợp của Cty Hoàng Anh Gia Lai năm 2019 không trích lập dự phòng khoản phải thu khoản 5.668 tỷ mà không có khả năng thu lại tiền (do đó, kiểm toán viên loại trừ khoản phải thu do chưa thu thập được bằng chứng để chứng minh là có thể thu được tiền). Vậy năm 2019, Hoàng Anh Gia Lai không lập dự phòng khoản phải thu để đưa vào CHI PHÍ TRONG NĂM 2019. Có thể xem Báo cáo kiểm toán viên năm 2019 kèm theo Báo cáo tài chính 2019 mà không lập dự phòng theo yêu câu của kiểm toán viên (Xem Hình 1+2).(Trang 310)

B.4.5 THU NHẬP TRÊN MỖI CỔ PHIẾU (EPS) hay còn gọi là THU NHẬP 1 CỔ PHẦN THƯỜNG.( Trang 315)

4.5.1.EPS là gì.(Trang 315)

4.5.2.CÁCH TÍNH CHỈ SỐ EPS CƠ BẢN.(Trang 316)

4.5.3.EPS CƠ BẢN và EPS PHA LOÃNG.(Trang 319)

Ví dụ 1: Tìm thấy chỉ số EPS pha loãng trong phần thuyết minh báo cáo tài chính của Vingroup năm 2019 (Về trái phiếu hoán đổi và cổ phiếu ưu đãi HÓAN ĐỔI THÀNH CỔ PHIẾU TRONG TƯƠNG LAI). Xem hình bên dưới sẽ thấy EPS pha loãng của Vingroup trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.( Trang 320)

Ví dụ 2:EPS pha loãng của Sữa Mộc châu năm 2020 do phát hành tăng cổ phiếu để tăng thêm vốn năm 2020. Mà 2021có số lượng cổ phiếu lưu hành này.(Trang 321)

Ví dụ 3: Về EPS cơ bản và EPS pha loãng cho các bạn dễ hiểu: năm 2020 Cty A có lợi nhuận sau thuế là 100 triệu. Và đang có cổ phiếu lưu hành là 100 CP. Và trong năm 2020 đã có quyết định là năm sau sẽ thưởng cho nhân viên 50 CP. Tức là năm 2021 sẽ có cổ phiếu đang lưu hành là 150 CP..(Trang  321)

4.5.4.CHỈ SỐ EPS ĐƯỢC SỬ DỤNG NHƯ THẾ NÀO?.(Trang 322)

4.5.4.1. SỬ DỤNG EPS ĐỂ XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ P/E TRONG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ (Trang 322)

Công thức tính P/E.(Trang 322)

Ví dụ cách tính chỉ số P/E năm 2019 của NT2.(Trang 323)

Ý nghĩa P/E.(Trang 324)

Xem ví dụ về P/E của cổ phiếu CTD (Coteccons) sẽ rõ ý nghĩa chỉ số P/E nhé (Trang 325)

CÂU HỎI: CHỨNG KHOÁN F0 (nhà đầu tư mới tham gia thị trường). Ví dụ với 1 cổ phần ngân hàng ACB giá 34 ngàn và 1 cổ phẩn ngân hàng VCB Giá 102 ngàn tại ngày 14/6/2021.Vậy chúng ta mua cổ phiếu đắt 102 ngàn hay mua cổ phiếu ngân hàng rẻ 34 ngàn. (Trang 326)

TRẢ LỜI: Họ quan điểm Giá các cổ phiếu >100 ngàn là cao. Các cổ phiếu có giá thấp là 20 ngàn và 30 ngàn. Cổ phiếu có thị giá thấp là sẽ tăng giá. Cổ phiếu đắt hay rẻ. Chúng ta cần tìm hiểu 1 chỉ số rất quan trọng trong đầu tư chứng khoản là P/E. Vậy chỉ số P/E là gì?(Trang 326)

Vậy bạn có thể ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU (P/E) của chính Cty của các bạn đang chuẩn bị muốn ĐẦU TƯ thì bạn CÓ THỂ so sánh chỉ số P/E qua các thời kỳ (Quá khứ của chính Cty đó với P/E hiện tại) HOẶC so sánh với P/E của TRUNG BÌNH NGÀNH để đánh giá MỘT CÁCH TƯƠNG ĐỐI cổ phiếu đang đắt hay rẻ. .(Trang 328)

+So sánh với tỷ lệ P/E trong QUÁ KHỨ(Trang 328)

Ví dụ cho các bạn rõ về: So sánh P/E trung bình của quá khứ và P/E hiện tại mà cổ phiếu đang giao dịch từ 2016-2020 thì CỔ PHIẾU A có thông tin giao dịch như hình bên dưới................................................................ Tr328

BẢNG TÍNH P/E BÌNH QUÂN QUÁ KHỨ CỦA VINAMILK TỪ 2013 ĐỀN 2016 (Nguồn lấy từ cafef.vn) => Từ đó định giá Cổ phiếu Vinamilk trong tương lai từ 2017 (Xem các hình 1 đến hình 4 để rõ diễn biến giá đồng thuận với EPS và lợi nhuận sau thuế) Tr330

+So sánh P/E CỦA CTY VỚI TRUNG BÌNH NGÀNH ĐỂ ĐÁNH GIÁ XEM HIỆN TẠI P/E CỦA CTY LÀ CAO HƠN HAY THẤP HƠN TRUNG BÌNH NGÀNH=> Từ đó đưa ra nhận định P/E của Cty là cao hay thấp (đắt hay rẻ) (Trang 333)

Đánh giá CHUNG về chỉ số P/E để các bạn hiểu rõ hơn vì sao chỉ số P/E của 1 số Cty cao thì giá vẫn tăng, trong khi chỉ số P/E của 1 số Cty thấp thì giá vẫn giảm. Đi tìm hiểu vì sao.(Trang 336)

VÍ DỤ Chỉ số P/E cao hấp dẫn nhà đầu tư?.(Trang 336)

Ví dụ 1: Chỉ số P/E của Vinamilk (VNM) (Doanh nghiệp đầu ngành) Cao từ 21,26-32,8 và giá vẫn cứ tăng (VỚI LỢI NHUẬN SAU THUỀ TĂNG ĐỀU HÀNG NĂM (Trang 337)

Ví dụ 2: Ví dụ Amazon Cty niêm yết thị trường CHỨNG KHOÁN Mỹ với chỉ số P/E rất cao và Giá vẫn cứ tăng (Phụ thuộc vào lợi nhuận sau thuế tăng đều hàng năm).(Trang 339)

Ví dụ 3: Chỉ số P/E của FLC Faros (ROS) RẤT CAO nhưng EPS rất nhỏ (Cty làm ăn không hiệu quả) mà Giá cổ phiếu thì vẫn rất cao. ĐIỀU NÀY LÀ 1 ĐIỀU QUÁ VÔ LÝ. Có 1 sự thổi giá ở cổ phiếu này (Vì EPS cực nhỏ). (Trang 341)

Chỉ số P/E thấp vì lý do gì?.(Trang 342)

Ví dụ 1: Về rủi ro kinh doanh mà các bạn dễ thấy nhất là trường hợp của Cty Yeah1 không thỏa thuận được với Youtube (Vì doanh thu của Yeah1 chủ yếu đến từ Kênh youtube. Tạm thời các bạn hiểu là Cty Yeah1 có doanh thu đến từ kênh youtube, do đó ko còn hợp tác với Youtube nữa xem như Yeah1 mất doanh thu từ kênh youtube. Còn để hiểu doanh thu Yeah1 đến từ kênh youtube như thế nào là vấn đề chuyên môn rồi. Do đó, khi đầu tư vào DN thì phải tìm hiểu ngành nghề kinh doanh của Cty, lúc đó mới dám đầu tư nhé. Tức là chỉ đầu tư vào NHỮNG GÌ MÌNH HIỂU VÀ BIẾT THÔI) => Doanh thu giảm=> Lợi nhuận giảm và lỗ=>Chính điều này làm cho P/E xuống âm (Đây là rủi ro kinh doanh). (Trang 342)

Ví dụ 2: THỦY SẢN HÙNG VƯƠNG VỊ bị áp mức thuế chống bán phá giá cao là 3.87 USD/kg (Đây là rủi ro về chính sách thuế của nước nhập khẩu kết hợp vởi rủi ro vay nợ lớn) => Dẫn đến Thủy Sản Hùng Vương làm ăn kinh doanh xuống dốc phong phanh=> Lỗ liên tục=>Dẫn đến P/E âm.(Trang 344)

Ví dụ 3: cụ thể chỉ số P/E thấp của Tập đoàn Hòa Phát (HPG). Nhưng DN hoạt động HIỆU QUẢ (Trang 345)

Chỉ số P/E cao hay thấp thì cái nào có tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn?.( Trang 346)

Ví dụ: CTCP Tập đoàn Yeah1 (YEG) – một ví dụ về công ty có rủi ro quản trị (management risks) đầy lo ngại, song lại có thị giá cao ngất ngưởng bất chấp nhiều điểm xấu trên báo cáo tài chính. Tháng 6/2018, YEG niêm yết trên sàn HOSE với giá tham chiếu 250.000 đồng/cổ phiếu và đạt 343.000 đồng/cổ phiếu sau 2 ngày. Tôi gọi vui YEG là “kỳ lân” trên sàn chứng khoán vì thị giá còn vượt qua nhiều ông lớn trong rổ VN30, dù tỷ suất sinh lời đến quy mô tổng tài sản của công ty này còn khiêm tốn. (Xem hình bên dưới) (Trang 346)

Như vậy chỉ số P/E tốt là?. (Trang 348)

  • Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào?.(Trang 348)

Ví dụ 1: Tình hình kết quả kinh doanh của Hòa Phát (HPG) qua 4 năm từ 2017-2020 tăng trường đều qua hàng năm về mặt doanh thu cũng như lợi nhuận. NHỮNG DN NÀY NÊN ĐÁNG ĐẦU TƯ (Trang 348)

Ví dụ 2: Tình hình kinh doanh của Thủy sản Hùng Vương từ 2016-2019 giảm phong phanh về doanh thu cũng như lợi nhuận. Hiệu quả kinh doanh không có. Doanh nghiệp vay nợ nhiều trong khi đầu ra thì cạn kiệt. Không nên đầu tư vào những DN mà vay nợ nhiều nhưng ko có phát triển bền vững về mặt tăng trưởng doanh thu.(Trang 349)

  • Doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai không?(Trang 349)

Ví dụ 1: như Trường hợp Vinamilk hiện nay là DN đầu ngành chiếm thị phần 45% sữa của cả nước (Quá lớn).(Trang 349)

Ví dụ 2: Như trường hợp Hòa phát thì đảm bảo là chắc chắn 100% Cty sẽ tăng trưởng trong tương lai thông qua cuộc họp Đại hội đồng cổ đông 2021 (Trang 350)

  • Chất lượng và tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp có tốt, bền vững hay không?.(Trang 351)

Ví dụ 1: Như Hòa Phát thì quá bền vững, doanh thu hoạt động chính năm nào cũng tăng. Tuy nhiên năm 2019 thì doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm là do năm 2019 có sự biến động của giá nguyên liệu đầu vào, làm cho lợi nhuận gộp giảm=> Kéo theo lợi nhuận sau thuế giảm. Nhưng doanh thu vẫn tăng chứng tỏ vẫn chiếm được thị phần. Điều này chứng tỏ Cty vẫn phát triển bền vững. Nên đầu tư vào những DN như thế này.(Trang 351)

Ví dụ 2: Cty tăng trưởng ko đều đặn (Doanh thu chính tăng giảm bất thường qua từng năm và dẫn đến lợi nhuận giảm đột biến, cụ thể là năm 2020. Dẫn đến nhà đầu tư không biết đâu mà lần. Nên tránh xa những doanh nghiệp như thế này. Xem HAG từ năm 2017-2020) (Trang 351)

Ví dụ 3: Doanh thu thì tăng hàng năm mà lợi nhuận gộp lại giảm và bị âm (cụ thể 2020 rõ nhất. Có 1 điều gì đó quá bất hợp lý). Cty có doanh thu tài chính cao bất thường mà cụ thể là năm 2020 (Không phải là hoạt động chính của Cty). Nên tránh xa những DN như thế này ra. Xem Cty FLC từ 2016-2019. (Trang 352)

  • Phải xem rủi ro của doanh nghiệp là gì?..(Trang 352)

  • So với P/E của toàn thị trường và P/E các doanh nghiệp cùng ngành thì như thế nào?.(Trang 354)

Nghịch đảo chỉ số P/E. (Trang 355)

Công thức và ý nghĩa.(Trang 355)

Xem chỉ số P/E và E/P của Vinamilk từ 2013-2020 để các bạn biết. Mặc dù E/P< lãi suất tiền gửi ngân hàng nhưng giá vẫn rất cao (Vì nhà đầu tư kỳ vọng trong tương lai là EPS sẽ tăng theo từng năm dựa vào uy tín, thương hiệu và doanh nghiệp đầu ngành cũng như tiềm năng tăng trưởng vẫn còn trong tương lai) (Trang 356)

4.5.4.2. SỬ DỤNG EPS ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG QUA CÁC THỜI KỲ.(Trang 357)

SỬ DỤNG CÔNG THỨC NÀO ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG QUA CÁC THỜI KỲ. (Trang 357)

Ví dụ: Dưới đây là biểu đồ so sánh giữa EPS và tỷ lệ tăng trưởng (tốc độ tăng trưởng) EPS của CTD qua các thời kỳ trong giai đoạn 2013 – 2018.(Trang 357)

Mối liên hệ giữa lợi nhuận sau thuế và chỉ số EPS (Trang 360)

Tăng trưởng lợi nhuận không đồng nghĩa với tăng trưởng EPS.(Trang 360)

Ví dụ cụ thể: FLC năm 2017-2018.Số lượng CP lưu hành đã tăng thông qua vốn góp tăng, trên bảng cân đối kế toán. Lợi nhuận tăng mà ko nhiều=> Dẫn đến EPS năm 2018 nhỏ hơn rất nhiều so với năm 2017=> Dẫn đến giá CP giảm...(Trang 361)

Chất lượng lợi nhuận TỪ HOẠT ĐỘNG SXKD quyết định độ CHÍNH XÁC của EPS.(Trang 362)

Ví dụ 1: XEM 1 SỐ KHOẢN DOANH THU KHÔNG PHẢI TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHÍNH: CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) là doanh nghiệp chế biến thủy sản đầu ngành, còn được gọi là “ông vua tiền mặt” trên thị trường chứng khoán Việt Nam khi có hơn 1.500 tỷ tiền mặt gửi ngân hàng, chiếm 23% tổng tài sản tại 31/12/2019.(Trang 363)

Ví dụ 2: Bạn đang sở hữu cổ phiếu một doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu, với chuỗi cửa hàng rộng khắp hơn 1.500 điểm với EPS là 5.500 đồng vào năm 2019. Tuy nhiên, thị trường bán lẻ bắt đầu có những dấu hiệu bão hòa và ảnh hưởng cạnh tranh từ thương mại điện tử.(Trang 365)

Tổng kết về chỉ số EPS.(Trang 365)

B.5 NHÓM CHỈ SỐ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN.(Trang 366)

  • Cổ tức là gì.(Trang 366)
  • Mục đích và ý nghĩa của Cổ tức..(Trang 367)
  • Các hình thức trả cổ tức...(Trang 369)

Trả cổ tức bằng tiền.(Trang 369)

Trả cổ tức bằng cổ phiếu...(Trang 369)

Sự khác nhau giữa việc trả cổ tức bằng tiền và trả cổ tức bằng cổ phiếu Trang 369

  • Làm thế nào để được nhận cổ tức?.(Trang 370)

#1. Ngày giao dịch không hưởng quyền:.(Trang 370)

#2. Ngày đăng ký cuối cùng.( Trang 371)

  • Trả cổ tức bằng cổ phiếu hay tiền mặt thì tốt hơn?.( Trang 372)

+Tình huống 1: Vay nợ để trả cổ tức, do đã thông qua nghị quyết đại hội đồng cổ đông nhưng ko có tiền buộc phải vay nợ ngân hàng để trả cổ tức (Vì để làm hài lòng cổ đông).  (Trang 372)

+Tình huống 2: Doanh nghiệp không còn tiềm năng tăng trưởng (Trang 375)

+Tình huống 3: Doanh nghiệp không trả cổ tức tiền mặt. (Trang 376)

Ví dụ 1: Xem điển hình cổ phiếu Hòa Phát, rất ít trả cổ tức bằng tiền mặt mà luôn giữ lại tiền để tái đầu tư. Điển hình là từ 2017-2020 là Cty Hòa Phát tập trung xây dựng dự án Thép Dung Quất 1 cần 65.000 tỷ nên cần rất nhiều tiền. Do đó, các năm 2017-2019, cty không trả cổ tức bằng tiền mà dùng tiền làm ra hàng năm giữ lại mà trả cổ tức bằng cổ phiếu (Năm 2020 và 2021 có trả cổ tức bằng tiền rất ít là 5% và trả cổ tức bằng cổ phiếu để giữ lại tiền nhằm mục tiêu tăng trưởng tiếp tục trong tương lai thông qua đầu tư Dự án tiếp tục Dung Quất 2 với vốn cần 85.000 tỷ) => Giá cổ phiếu tăng mạnh khi Cty hoàn thành xong dự án Dung Quất 1 vào đầu năm 2020 thể hiện qua việc Doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh, EPS tăng, ROE càng ngày càng tăng trong giai đoạn cuối 2019 đến quý 1/2021. (Trang 377)

Ví dụ 2: Xem ROE của với CTCP Tập đoàn FLC quá thấp, mặc dù Cty có tăng vốn góp đều hàng năm thông qua chi trả cổ tức bằng Cổ phiếu và phát hành cổ phiếu riêng rẻ hoặc bán ưu đãi cổ phiếu, nhưng doanh thu tăng, lợi nhuận giảm. Và ROE càng lún sâu (giảm sâu) =>Sử dụng tiền giữ lại của nhà đầu tư ko hiệu quả (THÔNG QUA VIỆC TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHIẾU).(Trang 380)

  • Tại sao phải điều chỉnh giá cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền?.(Trang 382)
  • Cách tính giá điều chỉnh tại ngày GDKHQ.(Trang 385)
  • Cổ tức một cổ phần thường:.(Trang 386)

+Công thức và ý nghĩa.(Trang 386)

Ví dụ 1: Trong năm 2019 Cty CP ABC làm ra lợi nhuận sau thuế là 3.000.000.000 đang có 3.000.000 CP đang lưu hành. Cty dành ra 2.000.000.000 để trả cổ tức cho cổ đông.(Trang 387)

Ví dụ 2: Xem cổ tức 1 Cổ phần (CP) thường được công bố trong Nghị quyết của đại hội đồng Cổ đông Vinamilk năm 2021 để duyệt mức cổ tức 1 CP thường cho năm 2020 như sau..(Trang 387)

+Bảng tính Cổ tức một cổ phần thường của vinamilk từ 2016-2019 và nhận xét.(Trang 388)

+Biểu đồ giá cổ phiếu Vinamilk (Giai đoạn 2014-2017. Giai đoạn 2018-2020).(Trang 390)

  • Tỷ lệ chi trả cổ tức (Hệ số chi trả cổ tức).(Trang 390)

+Công thức và ý nghĩa.(Trang 390)

+Tỷ lệ chi trả cổ tức bao nhiêu là hợp lý? Tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ ở mức hợp lý khi 2 vấn đề sau đây được đảm bảo.(Trang 391)

+Bảng tính Tỷ lệ chi trả Cổ tức của vinamilk từ 2016-2019 và nhận xét Trang 392

  • Tỷ suất cổ tức là gì?.(Trang 393)

+Ý nghĩa tỷ suất cổ tức (Trang 393)

+Công thức tính tỷ suất cổ tức. (Trang 394)

+Sử dụng tỷ suất cổ tức (Dividend yield).(Trang 394)

+Xem bảng tính Tỷ suất Cổ tức của vinamilk từ 2016-2019 và nhận xét  (Trang 395)

B.6 NHÓM CHỈ SỐ GIÁ THỊ TRƯỜNG (Dùng để định giá cổ phiếu). (Trang 396)

Hệ số giá trên thu nhập: Phương pháp định giá cổ phiếu P/E.( Trang 396)

Công thức và ý nghĩa..(Trang 396)

Chỉ số P/E của Vinamilk Từ 2016-2019 và nhận xét.(Trang 396)

Xem biểu đồ giá của CP Vinamilk từ 2016-2018 VỚI P/E CAO và giá vẫn cứ tăng mạnh. Từ 2018- 2019 thì P/E giảm xuống và giá đã có xu hướng giảm.(Trang 398)

Hệ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách: (P/B).(Trang 398)

Công thức và ý nghĩa..(Trang 398)

Cách tính chỉ số P/B.(Trang 399)

Chỉ số P/B bao nhiêu là tốt?(Trang 403)

+Chỉ số P/B cao.(Trang 403)

+Chỉ số P/B thấp..(Trang 403)

+Chỉ số P/B “tốt” là (Trang 404)

Ví dụ minh họa về chỉ số P/B CỦA 1 VÀI CTY..(Trang 407)

  • Chỉ số P/B của VNM: P/B của CTCP Sữa Việt Nam (Mã: VNM) luôn duy trì ở MỨC CAO trong các năm qua. (Xem hình bên dưới) (Trang 407)
  • Chỉ số P/B của ROS: CTCP Xây dựng FLC Faros (Mã: ROS) hoạt động trong ngành xây dựng, danh tiếng không có, họ làm việc và thi công dưới sự chỉ đạo của Cty Cổ phần tập đoàn FLC. Ko có 1 thương hiệu gì hết..(Trang 410)
  • Chỉ số P/B của DQC (Trang 412)

Ưu điểm và nhược điểm của chỉ số P/B.(Trang 414)

Mối quan hệ giữa P/B và ROE.(Trang 415)

BẢNG TÍNH CHỈ SỐ P/B VINAMILK TỪ 2014-2019 VÀ NHẬN XÉT.( Trang 416)

C.3> CHI TIẾT Phẩn 3: Tư duy và cách lập lưu chuyển tiền tệ theo pp gián tiếp

BA: Bên cạnh đó sẽ chỉ cho các bạn thấy rõ về vấn đề TƯ DUY LẬP LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ THEO PP GIÁN TIẾP thì cách lập như thế nào để biết lập lưu chuyển tiền tệ theo pp gián tiếp không sai và biết cách kiểm tra.(Trang 419)

Khi lập lưu chuyển tiền tệ có 2 cách lập.(Trang 419)

Theo PP Trực tiếp.(Trang 419)

Theo PP Gián tiếp (Trang 419)

Tóm tắt lại cách lập lưu chuyển tiền tệ theo pp gián tiếp để các bạn nắm được tinh thần như sau:.(Trang 419)

Bên trên là tôi đã tóm tắt cho các bạn về ý nghĩa cũng như cách lập đầy đủ các chỉ tiêu của dòng tiền từ hoạt động SXKD. Và 1 số chỉ tiêu bên dòng tiền từ hoạt động và hoạt động tài chính. Hy vọng, giúp các bạn có cái nhìn tổng quát về cách lập lưu chuyển tiền tệ theo pp gián tiếp. Dưới đây là 3 KHOẢN MỤC QUAN TRỌNG trong lưu chuyển tiền tệ theo pp gián tiếp giải thích thêm để khi các bạn nhìn vào lưu chuyển tiền tệ theo pp gián tiếp của bất kỳ 1 cty nào, các bạn có thể đọc hiểu được như sau: (Trang 440)

 

Như phần trên tôi đã tóm tắt lại về công thức lập lưu chuyển tiền tệ theo pp gián tiếp từng khoản mục có VÍ DỤ CỤ THỂ RÕ RÀNG CHO TỪNG KHOẢN MỤC thì các bạn cũng đã hiểu rõ phần nào về cách lập rồi đúng không? Tại phần này, tôi sẽ trình bày cho các bạn TƯ DUY HỌC LÀM SAO biết cách lập lưu chuyển tiền tệ theo PP gián tiếp SAO CHO ĐÚNG mà KHÔNG HƯỚNG DẪN các bạn từ A đến Z cách lập lưu chuyển tiền tệ theo PP gián tiếp theo từng khoản mục dạng có sẵn công thức (Cái này trong TT200 có sẵn rồi, các bạn chịu khó lấy ra đọc), mà tôi dạy bạn tư duy vì sao chỗ đó ghi âm, vì sao chỗ đó ghi dương và vì sao phải cộng khoản mục này vào và vì sao phải loại trừ khoản mục kia ra. Tôi chỉ GIẢI THÍCH cho các bạn tất cả các khoản mục để các bạn hiểu bản chất (Phần giải thích này, tôi cũng đã nói 1 phần bên trên rồi, xem lại từ trang 419) => Từ đó các bạn tự tin lập được lưu chuyển tiền tệ theo pp gián tiếp mà không bị sai (Đảm bảo).(Trang 446)

 

Dưới đây là TƯ DUY để các bạn làm được lưu chuyển tiền tệ theo PP gián tiếp.(Trang447)

Ví dụ 1: THIẾT LẬP CÔNG THỨC một khoản mục là TĂNG, GIẢM KHOẢN PHẢI THU MÃ SỐ 09 thì các bạn thực hiện nó như thế nào? (Trang 448)

Ví dụ 2: THIẾT LẬP CÔNG THỨC một khoản mục là khấu hao tài sản cố định và bất động sản đầu tư (MÃ SỐ 02) thì các bạn thực hiện nó như thế nào?.(Trang 450)

BÀI TẬP VÀ BÀI GIẢI CHO VÍ DỤ 1 VÀ VÍ DỤ 2 CỦA KHOẢN MỤC TĂNG GIẢM KHOẢN PHẢI THU MÃ SỐ 09 VÀ KHOẢN MỤC CHI PHÍ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BĐSĐT MÃ SỐ 02 (Trang 452)

 

MỘT SỐ KHOẢN MỤC mà các bạn hay sai khi THIẾT LẬP CÔNG THỨC FILE EXCEL về cách lập lưu chuyển tiền tệ theo pp gián tiếp như sau.(Trang 461)

  • Đầu tiên: các bạn KHÔNG PHÂN LOẠI RA công nợ PHẢI THU, PHẢI TRẢ cuối kỳ và đầu kỳ theo từng hoạt động khi hạch toán kế toán .(Trang 461)

Xem ví dụ..( Trang 461)

 

  • Thứ hai: CHỈ TIÊU TĂNG GIẢM CÁC KHOẢN PHẢI THU MÃ SỐ 09 KHÔNG CỘNG PHẦN ĐÁNH GIÁ CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ CUỐI NĂM, ĐẦU NĂM CỦA NHỮNG TÀI KHOẢN CÓ GỐC NGOẠI TỆ LÀ CÔNG NỢ PHẢI THU..(Trang 462)

Xem ví dụ 1.(Trang 462)

Xem ví dụ 2.( Trang 465)

  • Thứ ba: Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá MÃ SỐ 61 (Trang 467)

Xem ví dụ.(Trang 467)

 

  • Thứ tư:  CHỈ TIÊU TĂNG GIẢM CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ MÃ SỐ 11 KHÔNG CỘNG PHẦN ĐÁNH GIÁ CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ CUỐI NĂM, ĐẦU NĂM CỦA NHỮNG TÀI KHOẢN CÓ GỐC NGOẠI TỆ LÀ CÔNG NỢ PHẢI TRẢ..(Trang 468)

Xem ví dụ 1..( Trang 468)

 

  • Thứ năm: CHỈ TIÊU TĂNG GIẢM CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ MÃ SỐ 11 KHÔNG CỘNG PHẦN PHẢI TRẢ TƯƠNG ỨNG VỚI PHẦN NGUYÊN GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH MÀ ĐỐI ỨNG VỚI CÓ 331. (Mà chỉ cộng Nợ 1332 của phần thuế GTGT tài sản cố định mà đối ứng Có 331 mà thôi). (Trang 472)

Xem ví dụ 1.(Trang 472)

Xem ví dụ 2 (Trang 473)

 

  • Thứ sáu: Nghiệp vụ liên quan đến Chi phí thuế TNDN hiện hành và Chi phí thuế TNDN hoãn lại không có liên quan đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo PP gián tiếp (Trang 474)

Xem ví dụ..( Trang 474)

 

  • Thứ bảy: Các bạn để ý là trong kỳ có phát sinh các khoản thuế GTGT hàng nhập khẩu và thuế nhập khẩu của HÀNG TỒN KHO mà nếu các bạn đã nộp rồi.(Trang 478)

Xem ví dụ.(Trang 478)

 

  • Thứ tám: chúng ta muốn làm đúng lưu chuyển tiền tệ theo pp gián tiếp thì không gì khác hơn là các bạn tự cho nghiệp vụ kinh tế phát sinh đơn giản từ 2-3 nghiệp vụ=> Sau đó, lập lưu chuyển tiền tệ theo PP trực tiếp và PP gián tiếp để từ đó TỰ LẬP và học và so sánh 2 PP với nhau với KẾT QUẢ giống nhau là đúng.(Trang 482)
  • Thứ chín: là sau khi lập xong lưu chuyển tiền tệ theo pp gián tiếp hay trực tiếp thì MÃ 70 PHẢI BẰNG MÃ 110 TRÊN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN.(Trang 483)

Thực hành lập lưu chuyển tiền tệ theo PP gián tiếp theo từng nghiệp vụ đơn giản, sau đó tăng dần nghiệp vụ để các bạn hiểu cách lập và kiểm soát (Có Bài giải).(Trang 483)

Bài tập 1: Gồm 5 nghiệp vụ (ko tính nghiệp vụ kết chuyển và nghiệp vụ tính thuế TNDN) Cty ABC là Cty thương mại, mua đi bán lại trong kỳ (2015) có các nghiệp vụ như sau (Trang 483)

YÊU CẦU: Hãy lập lưu chuyển tiền tệ theo PP gián tiếp. Nhưng trước khi lập lưu chuyển tiền tệ thì hãy lập Bảng cân đối số phát sinh. Cân đối kế toán. Kết quả kinh doanh (Trang 485)

Giải BÀI TẬP 1: Lập lưu chuyển tiền tệ theo PP gián tiếp.(Trang 486)

Bài tập 2: Tiếp tục bài tập 1 nhưng sẽ có thêm các nghiệp vụ, tôi cho bên dưới: Gồm 5 nghiệp vụ của bài tập 1 và thêm các nghiệp vụ tiếp theo. Cty ABC là Cty thương mại, mua đi bán lại trong kỳ (2015) có các nghiệp vụ như sau.(Trang 493)

YÊU CẦU: Hãy lập lưu chuyển tiền tệ theo PP gián tiếp. Nhưng trước khi lập lưu chuyển tiền tệ thì hãy lập Bảng cân đối số phát sinh. Cân đối kế toán. Kết quả kinh doanh (Trang 496)

Giải BÀI TẬP 2: Lập lưu chuyển tiền tệ theo PP gián tiếp.( Trang 497)

Bài tập 3: Lấy số dư cuối kỳ năm 2015 của bài tập 2 làm số dư đầu kỳ năm 2016 và trong năm 2016 phát sinh một số nghiệp vụ như sau.(Trang 504)

YÊU CẦU: Hãy lập lưu chuyển tiền tệ theo PP gián tiếp. Nhưng trước khi lập lưu chuyển tiền tệ thì hãy lập Bảng cân đối số phát sinh. Cân đối kế toán. Kết quả kinh doanh (Trang 507)

GIẢI BÀI TẬP 3: Lập lưu chuyển tiền tệ theo pp gián tiếp.( Trang 507)

Bài tập 4: Hãy tiến hành lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo pp gián tiếp gồm các nghiệp vụ sau:(Trang 515)

GIẢI BÀI TẬP 4: Lập lưu chuyển tiền tệ theo pp gián tiếp.(Trang 517)

 

CẢM NHẬN CỦA HỌC VIÊN SỞ HỮU SÁCH

VIDEO GIỚI THIỆU SÁCH CÁCH ĐỌC BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH THỰC TẾ CỦA 1 CTY CŨNG NHƯ TU DUY LẬP LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ THEO PP GIÁN TIẾP

 

Đã có hơn 1.000.000 người trên khắp Việt Nam đã sở hữu bí kíp gia truyền này kể từ ngày ra mắt. Còn bạn thì sao. Hãy truy cập vào website: sachketoan.org để trở thành người may mắn tiếp theo sở hữu cuốn sách CÁCH ĐỌC BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH THỰC TẾ CỦA 1 CÔNG TY CŨNG NHƯ TƯ DUY LẬP LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ THEO PP GIÁN TIẾP. Bí quyết  giúp bạn tự tin Biết đọc và phân tích Báo cáo tài chính

GIÁ SÁCH: 850.000/ 1 cuốn. Mua 2 cuốn trở lên với Giá 1 cuốn chỉ còn 800.000/cuốn FREE SHIP (Miễn phí ship). Giao hàng toàn quốc

QUÀ TẶNG:
+Tăng File excel Báo cáo tài chính Vinamilk 4 năm  (Gồm bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ theo pp gián tiếp. Có tính biến động tăng giảm giữa các năm).

+Tặng File excel các nhóm chỉ số tài chính đã tính sẵn của Cty Vinamilk  dựa trên 4 năm có phân tích kèm theo sách để đọc

+Tặng File excel thiết lập công thức sẵn và giải thích từng khoản mục rất chi tiết và cụ thể về lưu chuyển tiền tệ theo pp gián tiếp. Kèm theo video về tư duy lập lưu chuyển tiền tệ theo pp gián tiếp

+Tăng  File excel 4 bài tập và bài giải về lập lưu chuyển tiền tệ theo pp gián tiếp trong sách để các bạn nhìn cho rõ cách làm của tôi

+Tặng File PDF Báo cáo tài chính dưới góc nhìn của Warren buffett

+Tặng File PDF Trí tuệ tài chính

LIÊN HỆ VỚI TÔI

Địa chỉ: 194/50/2D Bạch Đằng, Phường 24, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM

Hotline hỗ trợ: 0914.540.423

Facebook (Hải Bùi): https://www.facebook.com/hai.bui.526

Group Facebook: tự học kế toán và thuế

Group Facebook: Sách kế toán dành cho người chưa biết

Fanpage: https://www.facebook.com/tuhocketoanvathue/

Fanpage: https://www.facebook.com/sachtuhocketoan/

Youtube: tự học kế toán

Email: buitanhai1610@gmail.com

Website bán sách tự học kế toán: www.sachketoan.org
Website tự học kế toán online miễn phí: www.tuhocketoan.net

 

Gọi ngay : 0914540423
Gọi ngay : 0914540423