Nghiệp vụ ảo mà kế toán hay làm và những nghiệp vụ hạch toán sai bản chất
Nghiệp vụ ảo mà kế toán hay làm và những nghiệp vụ hạch toán sai bản chất
NHỮNG NGHIỆP VỤ ẢO MÀ CÁC BẠN KẾ TOÁN HAY LÀM KHÔNG ĐÚNG THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT VÀ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN
1.GÓP VỐN ẢO
Dựa vào giấy phép kinh doanh, cho dù chưa góp đủ vốn, các bạn ghi nghiệp vụ sau
Nợ 1388
Có 4111
Sau đó, hạch toán thu tiền ảo
Nợ 1111
Có 1388
Sau đó làm nghiệp vụ chi tiền cho giám đốc mượn, Với lý do là do trong năm Cty có vay vốn ngân hàng, nên phải góp vốn đủ thì chi phí lãi vay mới được tính chi phí hợp lý
Nợ 1388
Có 1111
Hoặc nhiều khi các bạn hay làm thẳng luôn về vấn đề góp vốn ảo bằng tiền mặt luôn mà không thông qua 1388
Nợ 1111
Có 4111
Sau đó làm nghiệp vụ chi tiền cho giám đốc mượn, Với lý do là do trong năm Cty có vay vốn ngân hàng, nên phải góp vốn đủ thì chi phí lãi vay mới được tính chi phí hợp lý
Nợ 1388
Có 1111
2.NGHIỆP VỤ TIỀN ÂM TRÊN SỔ TÀI KHOẢN 111. CÁC BẠN BÙA BẰNG CÁCH LẬP PHIẾU THU ẢO
Khi bị âm quỹ tài khoản 1111 bị âm, thì kế toán làm hợp đồng mượn tiền của giám đốc với lãi suất 0% để tiền không bị âm
Nợ 1111
Có 341 hoặc 3388
3.NGHIỆP VỤ, LÀM NHỮNG HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THỜI VỤ DƯỚI 1 THÁNG ẢO (TỨC LÀ KHÔNG CÓ NHÂN VIÊN LÀM VIỆC). NHẤT LÀ NHỮNG CÔNG TY XD VÀ LÀM DƯỚI 2 TRIỆU/LẦN ĐỂ KHÔNG ĐÓNG THUẾ TNCN, HOĂC TRÊN 2 TRIỆU VÀ LÀM CAM KẾT 02
Nợ 622
Có 334
4. NGHIỆP VỤ TẠO HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG ẢO CỦA NGƯỜI THÂN GIÁM ĐỐC VÀ CÓ ĐÓNG BHXH ĐÀNG HOÀNG (NHƯNG THỰC CHẤT LÀ KHÔNG CÓ LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY), NHƯNG MỤC ĐÍCH LÀ ĐỂ TĂNG CHI PHÍ GIẢM THUẾ TNDN
Nợ Chi phí 6271;6411;6421
Có 334
Và hạch toán những nghiệp liên quan đến khấu trừ BHXH, YT. TN….
5. NGHIỆP VỤ VAY VỐN ẢO CỦA CÁ NHÂN BẰNG TIỀN MẶT ĐỂ TĂNG CHI PHÍ NHẰM GIẢM THIỂU THUẾ TNDN PHẢI NỘP. MÀ THƯỜNG LÀ VAY BAN GIÁM ĐỐC
Nợ 1111
Có 341
Sau đó cuối mỗi tháng tính chi phí lãi vay ghi
Nợ 635
Có 335
Đồng thời ghi nhận thuế TNCN phải nộp ghi
Nợ 335
Có 3335
Sau đó trả tiền lãi vay cho bên cho vay
Nợ 335
Có 1111
Nộp tiền thuế TNCN
Nợ 3335
Có 1121
6.NGHIỆP VỤ DO KHÔNG ĐỂ Ý HÀNG TỒN KHO NÊN ĐÃ LẬP HÓA ĐƠN XUẤT HÀNG TỒN KHO=>DẪN ĐẾN ÂM KHO (TỨC LÀ CÓ THỂ LÀ BÁN HÓA ĐƠN) HOẶC BÁN THỰC NHƯNG ĐẦU VÀO KHÔNG LẤY HÓA ĐƠN NÊN KHÔNG NHẬP KHO LÚC ĐẦU. KẾ TOÁN TẠO NGHIỆP VỤ NHẬP KHO ẢO ĐỂ KHÔNG ÂM KHO
Ví dụ ngày 5/5/2019 là xuất hóa đơn mặt hàng A số lượng là 10 cái. Nhưng không để ý , trên sổ mặt hàng A này còn 5 cái dẫn đến ngày 5/5/2019 là âm kho 5 cái. Kế toán chữa cháy như sau
+Ngày 5/5/2019 hoặc trước ngày 5/5/2019 tạo ra 1 bộ hồ sơ ảo gồm hợp đồng, biên bản giao hàng nhập và phiếu nhập kho ngày 5/5/2019 hoặc trước đó là ngày 4/5/2019, hạch toán như sau:
Nợ 1561: số lượng lớn hơn 5: (5*100.000)=500.,000
Có 331: 500.000
Vậy là kho không âm khi xuất bán hàng 5/5/2019
+Sang cuối tháng 5 hoặc giữa tháng 5 kế toán mới mua 1 tờ hóa đơn của hàng tồn kho (tức là mua hóa đơn thực tế không có hàng của 1 nhà cung cấp quen biết). Trị giá là 550.000 bao gồm 10% VAT. Kế toán hạch toán như sau:
Nợ 133: 50
Có 33311: 50
+Đồng thời có nghiệp vụ chi tiền tra nhà cung cấp bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng
Nợ 331: 550.000
Có 111;1121: 550.000
(Nếu tra bằng tiền gửi ngân hàng thì sẽ lấy lại bằng tiền mặt từ nhà cung cấp)
7.NGOÀI RA SẼ CÓ NHỮNG NGHIỆP VỤ ẢO NỮA VÍ DỤ NHƯ NHỮNG NGHIỆP VỤ ĐI MUA HÓA ĐƠN ĐỂ TĂNG VAT ĐẦU VÀO VÀ TĂNG CHI PHÍ (Ví dụ như mua hóa đơn ăn uống, mua hóa đơn xăng dầu, vận chuyển…)
NHỮNG NGHIỆP VỤ CÓ THỰC MÀ CỐ TÌNH HẠCH TOÁN SAI BẢN CHẤT=> DẪN ĐẾN ẢNH HƯỞNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH. (VÍ DỤ GIÁM ĐỐC RÚT TIỀN ĐI MUA BẤT ĐỘNG SẢN ĐỨNG TÊN GIÁM ĐỐC, NGHIỆP VỤ CHI TIỀN RA LÀM NHỮNG VIỆC NHẠY CẢM…)
1.RÚT TIỀN GỬI NGÂN HÀNG ĐỂ LÀM NHỮNG CÔNG VIỆC RIÊNG CỦA GIÁM ĐỐC, KẾ TOÁN KHÔNG BIẾT HẠCH TOÁN VÀO ĐÂU NÊN NHẬP QUỸ, và vấn đề này mà cứ tiếp diễn thì sổ tiền mặt 1 ngày 1 tăng (Vì Sếp lấy tiền của Cty đầu tư mua bất động sản má đứng tên cá nhân sếp)
Nợ 1111
Có 1121
Nếu cứ hạch toán vậy thì bài toán sẽ giảm 1111 là 1 bài toán nan giải không có lời giải đáp. NẾU ĐÚNG BẢN CHẤT THÌ LẤY TIỀN CÔNG TY RA MAU GÌ THÌ ĐÓ LÀ TÀI SẢN CỦA CTY CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ TÀI SẢN CÁ NHÂN
2. NGHIỆP VỤ CHI TIỀN CHO NHỮNG VỤ VIỆC NHẢY CẢM CHI NGOÀI (nói chung là chi những khoản không có hóa đơn chứng từ). Kế toán thường treo vào tài khoản tạm ứng, để sau đó tìm hóa đơn để hóa giải những khoản này.
Nợ 141
Có 1111;1121
(Đây là đối với Cty làm 1 sổ sách kế toán. Còn đối với Cty làm 2 sổ sách thì kế toán sẽ không bao giờ hạch toán tạm ứng làm gì và lúc này kế toán xem như không có nghiệp vụ này xảy ra)
Nếu hạch toán như vậy mà sau này lấy hóa đơn hóa giải thì giữa các chứng từ phải logic nhau và lời gian phải tương đối ngắn. Chứ không phải tạm ứng mà đợi đến 6 tháng đến 1 năm mới hoàn ứng thì không hợp lý tý nào. Nếu cứ treo tạm ứng nhân viên đó nghỉ việc thì tính sao (Vì bản chất là sự việc đã xảy ra rồi)
3.KHÁCH HÀNG ĐÃ CHUYỂN KHOẢN TRẢ TIỀN MUA HÀNG NHƯNG CỐ TÌNH KHÔNG XUẤT HÓA ĐƠN=> CỨ TREO BÊN CÓ 131=> HẬU QUẢ ĐÃ THẤY RỒI RẤT KHÓ GIẢI TRÌNH KHI THUẾ HỎI
Nợ 1121
Có 131
(Đáng lẻ ra là phải xuất hóa đơn để xóa nợ tài khoản 131, Cty không chịu xuất mà cứ treo tài khoản 131 hoài)
4.KẾ TOÁN HAY TREO VÀO TÀI KHOẢN 241 NHỮNG KHOẢN LÃI VAY ĐỂ VỐN HÓA. MẶC DÙ TÀI SẢN ĐÃ ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG THÌ PHẢI HẠCH TOÁN 635. Mục đích làm nghiệp vụ này là để dấu lãi (Thường là những Cty lên Sản sẽ bị áp lực từ nhiều phí trong đó có nhà đầu tư).
5.NHỮNG KHOẢN THỰC CHẤT LÀ CHI PHÍ, NHƯNG CÁC BẠN THẤY NẾU HẠCH TOÁN CHI PHÍ 1 LẦN THÌ CÔNG TY SẼ LỖ NÊN CÁC BẠN TREO 242 ĐỂ PHÂN BỔ
SÁCH BÍ QUYẾT TỰ HỌC KẾ TOÁN DÀNH CHO NGƯỜI CHƯA BIẾT
LIÊN HỆ VỚI TÔI
Hotline hỗ trợ: 0914.540.423
Facebook (Hải Bùi): https://www.facebook.com/hai.bui.526
Group Facebook: tự học kế toán và thuế
Fanpage: https://www.facebook.com/tuhocketoanvathue/
Youtube: tự học kế toán
Email: buitanhai1610@gmail.com
Website bán sách tự học kế toán: www.sachketoan.org
Website tự học kế toán online miễn phí: www.tuhocketoan.net