Xử lý sai sót hóa đơn điện tử theo TT32 (Được áp dụng đến 31/10/2020)

12/2019 | 4665

Xử lý sai sót hóa đơn điện tử theo TT32 (Được áp dụng đến 31/10/2020). Vì TT68 chưa thể áp dụng được. Đến 1/11/2020 mới có thể áp dụng điều chỉnh sai sót theo TT68

❤❤XỬ LÝ SAI SÓT HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ THEO ĐIỀU 9 CỦA TT32. ÁP DỤNG ĐẾN 31/10/2020 (Vì TT68 đã có hiệu lực nhưng chưa thể áp dụng theo cách làm này được. Vì Cơ quan thuế đang tiến hành XD cơ sở hạ tầng công nghệ để đáp ứng điều kiện của TT68). Do đó, từ đây đến 31/10/2020 khi có sai sót hóa đơn điện tử thì điều chỉnh trên tinh thần là của TT32, TT39,TT26

↪TH1: HĐĐT đã lập nhưng chưa (duyệt) để ký điện tử: Sửa đổi nội dung trên phần mềm HĐĐT. Tức là đã lập và chưa ký và chưa gửi khách hàng (Xem kỷ TT32, không có đề cập chi tiết như vậy. Đọc và lập luận để từ đó đưa ra hướng xử lý.Nhưng đây là thực tế)

↪TH2: Hóa đơn điện tử ĐÃ LẬP và ĐÃ KÝ ĐIỆN TỬ nhưng CHƯA GỬI KHÁCH HÀNG thì 2 bên KHÔNG PHẢI lập biên bản điều chỉnh (vì chưa có gửi khách hàng, nên khách hàng có nhận được hóa đơn đâu mà lập biên bản hủy hóa đơn). NÊN LÚC NÀY CHỈ CẦN LƯU HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ ĐÃ LẬP SAI TRÊN WEB, TRÊN PHẦN MỀM ĐỂ THUẬN TIỆN CHO VIỆC TRA CỨU SAU NÀY. Và kế toán viết lại hóa đơn điện tử mới để gửi khách hàng (Không cần phải có dòng chữ hóa đơn thay thế số...ký hiệu...ngày tháng năm). .

(Xem kỷ TT32, không có đề cập chi tiết như vậy. Đọc và lập luận để từ đó đưa ra hướng xử lý.Nhưng đây là thực tế)

↪TH3:HĐĐT đã (duyệt) để ký điện tử VÀ ĐÃ GỬI CHO NGƯỜI MUA nhưng HAI BÊN CHƯA KÊ KHAI THUẾ, Thì 2 bên lập biên bản hủy hóa đơn có thể ký bằng giấy hoặc ký bằng điện tử.Và đồng thời người bán Lập hóa đơn thay thế. Người bán thực hiện lập hóa đơn điện tử mới theo quy định tại Thông tư này để gửi cho người mua, trên hóa đơn điên tử mới phải có dòng chữ “hóa đơn này thay thế hóa đơn số…, ký hiệu, gửi ngày tháng năm.

(Xem kỷ TT32 có đề cập vấn đề này: 1. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế, nếu phát hiện sai thì chỉ được hủy khi có sự đồng ý và xác nhận của người bán và người mua. Việc huỷ hóa đơn điện tử có hiệu lực theo đúng thời hạn do các bên tham gia đã thoả thuận. Hóa đơn điện tử đã hủy phải được lưu trữ phục vụ việc tra cứu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Người bán thực hiện lập hóa đơn điện tử mới theo quy định tại Thông tư này để gửi cho người mua, trên hóa đơn điên tử mới phải có dòng chữ “hóa đơn này thay thế hóa đơn số…, ký hiệu, gửi ngày tháng năm.

↪ TH4:HĐĐT đã lập và ĐÃ GỬI cho người mua và 2 bên ĐÃ KÊ KHAI THUẾ thì:
+Lập hóa đơn điều chỉnh
+Người bán và người mua phải LẬP VĂN BẢN THỎA THUẬN có chữ ký điện tử của cả hai bên ghi rõ sai sót. Khách hàng không phải là Doanh nghiệp nên không có chữ ký số. Nên việc yêu cầu phải đủ chữ ký điện tử của hai bên trong văn bản thỏa thuận rất khó thực hiện. => Có thể sử dụng văn bản thỏa thuận là bản giấy, 2 bên cùng ký tươi.
+Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh sai sót hóa đơn trước mà không được lập hóa đơn thay thế.
+Hóa đơn điện tử lập sau ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn điện tử số…, ký hiệu… Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-) +Căn cứ vào hóa đơn điện tử điều chỉnh, người bán và người mua thực hiện kê khai điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và hóa đơn hiện hành.

(Xem kỷ TT32 có đề cập vấn đề này 2. Trường hợp hóa đơn đã lập và gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của cả hai bên ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điện tử điều chỉnh sai sót. Hoá đơn điện tử lập sau ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn điện tử số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điện tử điều chỉnh, người bán và người mua thực hiện kê khai điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và hóa đơn hiện hành. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).)

↪ TH5: Hóa đơn điện tử đã lập và đã kê khai thuế 2 bên, nhưng sau đó phát hiện sai sót mà chỉ sai sót là tên người mua hoặc địa chỉ người mua thì ở điều 9 này không đề cập. Nhưng theo hướng dẫn của TT26 thì 2 bên chỉ cần lập biên bản điều chỉnh mà không cần lập hóa đơn điều chỉnh

(Xem kỷ TT32, không có đề cập chi tiết như vậy MÀ VẤN ĐỀ NÀY ĐƯỢC QUY ĐỊNH TẠI TT26. Đọc và lập luận để từ đó đưa ra hướng xử lý.Nhưng đây là thực tế)

=>>>Như vậy về cơ bản thì điều chỉnh hóa đơn điện tử theo TT32 giống như điều chỉnh hóa đơn giấy. Do hiện nay mặc dù có TT68 đã có hiệu lực nhưng chưa thể áp dụng cả nước (Do cơ quan thuế đang tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng..). Nên Hiện nay vấn đề điều chỉnh sai sót hóa đơn điện tử vẫn thực hiện theo thông tư 32. (Đây là theo công văn hướng dẫn số 10349/CT-TTHT ngày 20/03/2019 của Cục thuế Hà Nội)

LIÊN HỆ VỚI TÔI
Hotline hỗ trợ: 0914.540.423
Facebook (Hải Bùi): https://www.facebook.com/hai.bui.526
Group Facebook: tự học kế toán và thuế
Fanpage: https://www.facebook.com/tuhocketoanvathue/
Youtube: tự học kế toán
Email: buitanhai1610@gmail.com
Website bán sách tự học kế toán: www.sachketoan.org
Website tự học kế toán online miễn phí: www.tuhocketoan.net

 


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 0914540423
Gọi ngay : 0914540423