Những tài khoản kế toán hay bùa số liệu mà kế toán cần phải biết và đề phòng rủi ro có thề xảy ra

01/2020 | 4537

Những tài khoản kế toán hay bùa số liệu mà kế toán cần phải biết và đề phòng rủi ro có thề xảy ra. Xem thử mình có đang trong tình huống này hay không

↪↪↪NHỮNG TÀI KHOẢN MÀ KẾ TOÁN HAY BÙA SỐ LIỆU VÀ RỦI RO XẢY RA (Nếu có)

1. Tài khoản 141 (Tạm ứng): Hạch toán sai bản chất. Đã xảy ra rồi thì ghi chi phí nhưng kế toán ko chịu ghi chi phí mà treo 141 để sau này lấy hóa đơn đi mua hóa đơn để hoàn khoản tạm ứng

====>Rủi ro: Nhân viên đó nghỉ việc thì chắc chắc 100% sẽ ko thể nói nhân viên đó trả tiền lại tạm ứng được, vì người ta đã hoàn thành công việc rồi và 1 loạt hệ lụy sau này. Lúc này cứ treo 141 tạm ứng cho từng nhân viên nhưng thực tế là nhân viên đó nghỉ việc rồi

2. Tài khoản 1388:
- Khi Cty thiếu tiền nhưng tiền mặt trên sổ sách còn rất nhiều nhưng ko có thực trong kết sắt (Trường hợp này xảy ra là Cty làm ăn có lãi và Kế toán rút tiền gửi ngân hàng về đưa cho giám đốc để giám đốc làm việc riêng như mua bất động sản đứng tên cá nhân mà ko đứng tên doanh nghiệp=> Dẫn đến cty thiếu tiền và đi vay ngân hàng. Khi rút tiền về đưa giám đốc kế toán hạch toán nợ 1111 có 1121) . Kế toán hạch toán cho giám đốc mượn tiền hoặc tạm ứng. Mục đích giảm tiền xuống để tiền mặt còn ít và đi vay ngân hàng để được tính chi phí lãi vay

Nợ 1388,141
Có 1111

Sau đó vay ngân hàng để bổ sung vốn và kế toán đang ngầm định là chi phí lãi vay sẽ được thuế chấp nhận là chi phí được trừ
Nợ 331,112
Có 341

===>Nhưng Rủi ro là
-Nợ 1388 Có 1111 mà ko tính lãi cho vay là thuế sẽ ko chấp nhận và phải tính lãi cho vay vì giao dịch ko theo giá thị trường. Chứ ko có qua mặt được thuế đâu nhé và khả năng chi phí lãi vay ngân hàng sẽ ko được thuế chấp nhận. Nếu căng qua có thể ấn định thuế vì doanh nghiệp đang làm hệ thống 2 sổ. Nghiệp vụ nợ 1388 có 1111 là biết 2 sổ rồi. Kiểm kê sẽ biết luôn

3.Tài khoản 3388
Khi Cty thiếu tiền, Tức là tiền mặt bị âm thì kế toán làm nghiệp vụ mượn tiền của Giám đốc theo từng thời điểm để cho tiền mặt không bị âm. Kế toán hạch toán
Nợ 1111
Có 3388

Hoặc là khi xử lý để biến từ 2 sổ thành 1 sổ mà lúc này ko biết được vào đâu thì những nghiệp vụ lạ kế toán hay cho vào 1388 và 3388

===>Rủi ro: Đến 1 lúc nào đó thi tài khoản 3888 sẽ rất cao. Trường hợp này xảy ra là Cty làm ăn có lãi và chủ yếu là thu tiền qua tài khoản cá nhân của Cty hoặc thu bằng tiền mặt nhưng ko hạch toán trong sổ sách kế toán về khoản thu tiền mặt này=> Dẫn đến tiền bị của Cty rất ít và chi ra rất nhiều => Dẫn đến tiền mặt bị âm theo từng ngày và 100% ko còn cách nào khác là làm thủ tục mượn tiền của Giám đốc theo từng ngày âm tiền để tiền ko bị âm. Nhìn vào Cty này là biết 2 sổ.

4. Tài khoản 154
Tài khoản này là nếu kế toán ko biết tính giá thành thì 154 luôn là 1 con số tổng mà ko có số dư tiết ra 154 là của dở dang những sản phẩm nào. 154 là dở dang của những công trình nào. 154 là dở dang của những phân xưởng nào, quy trình nào, công đoạn nào... Kế toán ko giải thích được vì sao luôn. Hoặc là Cty sản xuất nhưng tài khoản 154 ko có số dư cuối kỳ (Vì kế toán ko biết tính giá thành, ko quản lý được trong tháng có bao nhiêu sản phẩm hoàn thành mà dựa vào hóa đơn xuất ra để tính ra sản phẩm hoàn thành nhập kho trong tháng)

===>Rủi ro là: Giá thành ko chuẩn=> Dẫn đến giá vốn ko chuẩn=> Lãi lỗ ko chuẩn

Có khả năng quyết toán thuế, thuế sẽ ấn định giá vốn hoặc tính theo 1 tỷ lệ nào đó

5. Tài khoản 242
- Kế toán hay hạch toán vào 242 là những khoản THỰC CHẤT LÀ CHI PHÍ RỒI nhưng thấy giá trị lớn nên treo lại 242 và phân bổ bao nhiêu năm cũng ko biết mà làm theo yêu cầu của Sếp. Để làm cho lợi nhuận tăng lên nhằm đạt được mục đích cá nhân mà ko làm theo chế độ kế toán

-Kế toán treo vào 242 vì bản chất nó là chi phí vì sở treo qua hết chi phí thì Cty sẽ lỗ, ko đạt như kế toán lợi nhuận mà Hội đồng quản trị đê ra. làm ảnh hưởng đến vấn đề lương , thưởng của những người có liên quan (cụ thể là giám đốc)

-Kế toán hay điều chinh bên có 242 ko theo 1 cách thống nhất mà phụ thuộc vào kết quả hàng tháng rồi tiến hành phân bổ sao cho có lợi theo nhu cầu của Sếp hoặc theo nhu cầu để tăng chi phí làm giảm thuế TNDN phải nộp

===>Rủi ro
Nếu có kiểm toán sẽ điều chỉnh lại sao cho phù hợp quy định của chế độ kế toán. còn nếu ko có kiểm toán mà Cơ quan thuế vào quyết toán thuế thì thuế cũng sẽ điều chỉnh theo thuế mà thôi (lúc này sẽ có rất nhiều rủi ro về sau này những khoản phân bổ từ 242 sẽ ko được thuế chấp nhận chi phí được trừ)

6. Tài khoản khấu hao 214
Khấu hao ko theo 1 nguyên tắc nào cả. Mục đích là điều chỉnh tăng giảm lợi nhuận. Có tháng khấu hao và có tháng ko khấu hao

===>Rủi ro
Nếu có kiểm toán sẽ điều chỉnh lại sao cho phù hợp quy định của chế độ kế toán. còn nếu ko có kiểm toán mà thuế quyết toán thuế thì thuế cũng sẽ điều chỉnh theo thuế mà thôi. Lúc đó sẽ có nhiều tình huống xảy ra (Có thể thuế ko chấp nhận chi phí khấu hao tính vào chi phí được trừ sau này)

7.Tài khoàn 241:
- Thường treo vào đây là những khoản chi phí thực chất là CHI PHÍ LÃI VAY RỒI => Phải hạch toán qua 635 nhưng kế toán muốn dấu lỗ nên treo qua 241 để vốn hóa vào tài sản cố định (che dấu chi phí). Làm với mục đích riêng

-Thực chất là tài sản cố định đã hoàn thành đi vào hoạt động và trích khấu hao nhưng kế toán ko chuyển từ 241 sang 211 Bởi nhiều nguyên nhân
+Nguyên nhân là chưa đủ chứng từ để thuế chấp nhận là tài sản cố định để trích khấu hao tính vào chi phí
+Nguyên nhân thứ 2 là nếu đưa vào tài sản cố định thì trích khấu hao=> Cty sẽ lỗ nên ko đạt kế hoạch lợi nhuận cả năm mà ban giám đốc mong muốn

===>Rủi ro:
Nếu có kiểm toán kiểm toán sẽ điều chỉnh lại cho đúng theo chuẩn mực kế toán

Nếu ko có kiểm toán mà có thuế thì thuế mà biết được vấn đề này thì thuế cũng ko chấp nhận 1 khoản chi phí lãi vay sau này mà khấu hao

8. Tài khoản 131 số dư bên có là khách hàng đã chuyển khoản rồi va đã hoàn thành xong nhưng kế toán cố định không xuất hóa đơn. Vì xuất hóa đơn là nộp thuế tháng đó, quy đó, năm đó. Và kế toán cân đối doanh thu chi phí để xuất hóa đơn vào tháng sau, quý sau, năm sau

===>Rùi ro: Mọi vấn đề đều để lại dấu vết. Dấu vết của nghiệp vụ số dư có 131 là có thể gửi thư xác nhân khách hàng tại tháng mà có số dư bên có 131 là sẽ phát hiện ra thôi. Hoặc có thể kiểm tra

9. Những nghiệp vụ bất thường vào cuối tháng , cuối quý và cuối năm để cân đối chi phí làm cho chi phí tăng lên để ko phải đóng thuế TNDN. Hoặc lấy hóa đơn để tăng VAT đầu vào khấu trừ nhằm mục đích ko phải đóng thuế GTGT

Lưu ý: Tất cả vấn đề trên thuế biết hết nhé, ko có đơn giản muốn làm là làm đâu

Xem bài tập và bài giải theo phương pháp tỷ lệ trên misa. Có file excel kèm theo để các bạn hiểu bản chất từ đó kiểm soát số liệu. Xem tại đây

 

LIÊN HỆ VỚI TÔI
Hotline hỗ trợ: 0914.540.423
Facebook (Hải Bùi): https://www.facebook.com/hai.bui.526
Group Facebook: tự học kế toán và thuế
Fanpage: https://www.facebook.com/tuhocketoanvathue/
Youtube: tự học kế toán
Email: buitanhai1610@gmail.com
Website bán sách tự học kế toán: www.sachketoan.org
Website tự học kế toán online miễn phí: www.tuhocketoan.net

 


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 0914540423
Gọi ngay : 0914540423