Muốn làm dịch vụ kế toán thì làm sao?

11/2020 | 946

Muốn làm dịch vụ kế toán thì làm sao. Các bạn cần thực hiện trình tự các công việc sau thì các bạn sẽ biết làm kế toán dịch vụ

**===>Muốn làm được DỊCH VỤ KẾ TOÁN. Các bạn cần phải biết trình tự các công việc sau:**

1. Khảo sát đơn vị và hiểu hoạt động kinh doanh của đơn vị (CÁI NÀY QUAN TRỌNG KHÔNG. CÁI NÀY LÀ QUAN TRỌNG NHẤT). Nắm ở đây là nắm cái gì.

1.1 ĐẦU RA: Nắm quy trình bán hàng đầu ra của đơn vị (bán cho ai, hình thức bán như thế nào.. chính sách công nợ làm sao... NÓI CHUNG TỪ LÚC ĐẶT HÀNG CHO ĐẾN KHI XUẤT HÓA ĐƠN VÀ GHI NHẬN DOANH THU. Khi bán hàng thì phát sinh những chi phí gì đi kèm để biết mà hạch toán đúng là chi phí bán hàng (Ko biết cái này thì nhìn vào BỘ CHỨNG TỪ ĐẦU VÀO, ko biết gì hết, hạch toán cảm tính thích tài khoản nào cho vào tài khoản đó=> Thì rủi ro rất cao). Nếu mà liên quan đến ngoại tệ thì cách hạch toán sao cho đúng và đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối năm cũng như cách quyết toán thuế TNDN của khoản chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối năm

1.2 Đơn vị có 100% xuất hóa đơn khi bán hàng ko? Có rủi ro gì ở khâu đầu ra này. Cần xem xét và tư vấn cho đơn vị nếu đơn vị làm sai ko chịu xuất hóa đơn thì rủi ro là gì và cách bảo vệ mình để tránh xảy ra xung đột về sau khi cơ quan thuế xuống . LƯU Ý kẹp bộ chứng từ đầu ra gồm hợp đồng, hóa đơn, biên bản bàn giao, Bộ hồ sơ xuất khẩu

1.3 Đối với ĐẦU VÀO thì cần nắm quy trình mua hàng của đơn vị . Cần biết để mua hàng của nhà cung cấp về đến kho Cty hoặc giao thẳng khách hàng thì phát sinh những chi phí gì LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC MUA HÀNG để mà hạch toán đúng vào giá gốc hàng tồn kho (Nợ 152,1561,1562...)

1.4 Chứng từ đầu vào thì all các nghiệp vụ, ngoài hóa đơn thì phải kèm theo sau là BỘ CHỨNG TỪ GỐC HÌNH THÀNH NÊN HÓA ĐƠN ĐÓ thì sau này mới giải trình được (hợp đồng, hóa đơn, biên bản bàn giao, Bộ chứng từ liên quan đến nhập khẩu...). NHIỀU BẠN KẾ TOÁN LÀM CHỈ LẤY mỗi hóa đơn gtgt. Hóa đơn GTGT ko thì ko có đầy đủ , không thuyết phục khi giải thích

1.5 Nếu là cty sản xuất hay dịch vụ gì đó thì phải tính Z thì lúc này các bạn phải hiểu về quy trình sản xuất ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng và phải biết những chi phí liên quan cấu tạo nên Sp và dịch vụ đó thì lúc đó mới tập hợp chi phí và tính giá thành đúng được. Và thường các bạn làm dịch vụ kế toán 100% sẽ ko tính đúng z thực tế mà lúc này bùa số liệu là chủ yếu. Và chọn PP tính giá thành phù hợp (tỷ lệ, hệ số, đơn đặt hàng...)

1.6 Sổ phụ ngân hàng thì cần phải xem xét từng nghiệp vụ của ngân hàng để hiểu rõ bản chất từng nghiệp vụ và phải kèm theo CHỨNG TỪ GỐC . Chỗ này kế toán hay bí rối vì sổ phụ ngân hàng đọc vào ko ghi rõ ko hiểu hết bản chất của nghiệp vụ. Nhiều nghiệp vụ trả gốc và lãi thì phải hỏi đơn vị để tách ra mới hạch toán đúng được.

1.7 Giờ đã là hóa đơn điện tử rồi. NÊN CÁC BẠN PHẢI TỐ CHỨC 1 FILE LƯU HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ ĐẦU VÀO XML để sau này xuất trình khi cơ quan thuế quyết toán CHỨ KO PHẢI LÀ FILE PDF in ra.

XEM LINK: http://sachketoan.org/sach-ke-toan/file-luu-hoa-don-dien-tu-dau-vao-2020.html

2. Sau khi hiểu hoạt động kinh doanh của đơn vị rồi thì xem ngành nghề đó có chịu thuế GTGT hay ko ? để xem xét vấn đề đơn vị đang xuất hóa đơn GTGT là đúng thuế suất chưa (có rủi ro gì ở chỗ nầy ko). KHI ĐÓ MỚI BIẾT CÁCH KÊ KHAI THUẾ GTGT cho đơn vị đúng được (Ví dụ Cty kinh doanh mặt hàng không chịu thuế GTGT thì ko cần phải NỘP TỜ KHAI THUẾ GTGT NỮA. Đây là quy định mới của nghị định 126 hướng dẫn luật quản lý thuế có hiệu lực 5/12/2020). Cũng như xem ngành nghề kinh doanh đơn vị có được ưu đãi thuế TNDN gì ko?

3. Tiếp theo nữa là phân loại bộ chứng tư đầu ra và bộ chứng từ đầu vào theo tháng và sắp theo theo trình tự thời gian (LƯU 1 bộ chứng từ đầy đủ của từng nghiệp vụ). Sổ phụ ngân hàng và chứng từ ngân hàng sắp xếp riêng theo tháng

Luu ý:
+NHỮNG CHỨNG TỪ NÀO MANG TÍNH CHẤT DÀI HẠN THÌ lưu riêng 1 file

+Hồ sơ nhập khẩu và xuất khẩu lưu riêng, lưu theo tháng

+Còn lại all chứng từ lưu chung theo hóa đơn và sắp theo trình tự thời gian

4. Đưa ra những quy tắc khi nhập liệu vào phần mềm (về quy định đặt mã hàng tồn kho, quy định đặt mã khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên....cũng như phân quyền khi nhập liệu vào phần mềm nếu nhiều người cùng làm trên 1 data
http://sachketoan.org/sach-tu-hoc-ke-toan/thuc-hanh-phan-mem-ke-toan-misa.html

5. NÊN có 1 bộ phận 1 người đọc lập để kiểm tra chéo người khác làm. có như vậy mới phát hiện được lỗi của nhau

6. Nếu mà các bạn làm mới ngay từ đầu thì làm như trên. CÒN CÁC BẠN MÀ nhận dịch vụ mà trước đó đã có người khác làm rồi thì thôi rồi cả 1 mớ hỗn độn (nào là kiểm lại số liệu bàn giao để soát xét xem làm đúng hay sai để mà điều chỉnh kịp thời. Vì số liệu kế toán là liên quan giữa kỳ này , kỳ kia,có tính chất nối tiếp nhau, soát xét xét cách lưu chứng từ)

7 Làm xong thì in chứng từ ghi sổ ra và kẹp vào chứng từ gốc lúc này mới trở thành bộ chứng từ hoàn chỉnh. Còn về vấn đề in sổ sách thì các bạn ko cần in vì theo quy định của luạt kế toán đã quy định là có thể lưu theo file mềm điện tử để sau này xuất trình cho thuế thôi (in ra tốn giấy)

8. Sau đó cò thể viết ra 1 bộ chế độ hạch toán kế toán của DN này để sau này làm tài liệu đào tạo nội bộ. Giúp rút ngắn rất nhiều thời gian cho việc đào tạo sau này.

PS: Bên cạnh đó thì kiến thức về kế toán, thuế và bhxh, luật lao động, kê khai thuế... cũng phải nắm THẬT CHẮC. ĐÂY LÀ ĐIỀU BẮT BUỘC.

#dịch_vụ_kế_toán

VIDEO SÁCH THỰC HÀNH KHAI BÁO THUẾ VÀ LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH BẰNG HÌNH ẢNH MINH HỌA

 

LIÊN HỆ VỚI TÔI
Hotline hỗ trợ: 0914.540.423
Facebook (Hải Bùi): https://www.facebook.com/hai.bui.526
Group Facebook: tự học kế toán và thuế
Fanpage: https://www.facebook.com/tuhocketoanvathue/
Youtube: tự học kế toán
Email: buitanhai1610@gmail.com
Website bán sách tự học kế toán: www.sachketoan.org
Website tự học kế toán online miễn phí: www.tuhocketoan.net

 


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 0914540423
Gọi ngay : 0914540423