Nguyên tắc hạch toán tỷ giá trong giao dịch ngoại tệ. Đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối năm của những tài khoản có gốc bằng ngoại tệ

06/2020 | 7581

Nguyên tắc hạch toán tỷ giá trong giao dịch ngoại tệ. Đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối năm của những tài khoản có gốc bằng ngoại tệ

NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ TRONG GIAO DỊCH CÁC NGHIỆP VỤ LIÊN QUAN ĐẾN NGOẠI TỆ. ĐÁNH GIÁ CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ CUỐI NĂM

➤Căn cứ pháp lý:

Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 về hướng dẫn chế độ kế độ kế toán doanh nghiệp

•Thông tư 53/2016/TT-BTC ngày 21//3/2016 sửa đổi bổ sung 1 số điều của TT200

 

Các loại tỷ giá sử dụng trong kế toán:Việc quy đổi đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam để ghi sổ kế toán phải căn cứ vào 2 loại tỷ giá sau:
+Tỷ giá giao dịch thực tế: Tức gồm có TỶ GIÁ MUA và TỲ GIÁ BÁN tại ngày thực tế ghi nghiệp vụ Nợ Có=> Các bạn phải chọn ghi loại tỷ giá nào cho từng loại tài khoản.
+Tỷ giá ghi sổ kế toán: Tức là trước đó TÀI KHOẢN ĐÓ đã ghi theo Tỷ giá giao dịch thực tế rồi. Bây giờ Kế toán sử dụng tỷ giá đã ghi sổ trước đó để ghi lại thôi (nên người ta gọi là tỷ giá ghi sổ). TỪ GHI SỔ LÀ ĐÃ NÓI LÊN VẤN ĐỀ RỒI ĐÓ. Xem ở phần sau sẽ rõ Tỷ giá ghi sổ gồm những loại tỳ giá nào và cách ghi ra làm sao, dùng cho những tài khoản nào.

 

✍✍NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ GIAO DỊCH THỰC TẾ:

a) Tỷ giá giao dịch thực tế đối với các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ:

- Tỷ giá giao dịch thực tế khi MUA BÁN NGOẠI TỆ (hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi): Là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại;

- Trường hợp HỢP ĐỒNG KHÔNG QUY ĐỊNH TỶ GIÁ THANH TOÁN thì doanh nghiệp ghi sổ kế toán theo nguyên tắc: (Còn nếu hợp đồng có quy định tỷ giá thanh toán thì cứ lấy tỷ giá theo hợp đồng để ghi sổ sách kế toán)

+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi GÓP VỐN hoặc NHẬN VỐN GÓP: Là TỶ GIÁ MUA ngoại tệ của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản để nhận vốn của nhà đầu tư tại ngày góp vốn;

Nợ 1122: Tỷ giá mua của ngân hàng mở tài khoản

Có 411: Tỷ giá mua của ngân hàng mở tài khoản

(Không xảy ra chênh lệch tỷ giá chỗ này)

Nợ 221: Tỷ giá mua của ngân hàng mà Cty giao dịch chuyển tiền để đầu tư

Có 1122: Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động

(Chênh lệch tỷ giá chỗ này)

+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi GHI NHẬN NỢ PHẢI THU: Là TỶ GIÁ MUA của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh;

Nợ 131: tỷ giá mua của ngân hàng nơi DN chỉ định khách hàng thanh toán

Có 511: tỷ giá mua của ngân hàng nơi DN chỉ định khách hàng thanh toán

(Áp dụng tỷ giá mua của ngân hàng nơi DN chỉ định khách hàng thanh toán). Chỗ này ko phát sinh chênh lệch tỷ giá

+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi GHI NHẬN NỢ PHẢI TRẢ : Là TỶ GIÁ BÁN của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh.

Nợ 152,1561,211…Nợ Chi phí: Áp dụng tỷ giá bán tại ngân hàng mà Cty sẽ trả tiền cho nước ngoài

Có 331: Áp dụng tỷ giá bán tại ngân hàng mà Cty sẽ trả tiền cho nước ngoài.

(Chỗ này không phát sinh chênh lệch tỷ giá)

+ Đối với các giao dịch mua sắm tài sản (1;2) hoặc các khoản chi phí (6;8) ĐƯỢC THANH TOÁN NGAY BẰNG NGOẠI TỆ (không qua các tài khoản phải trả), tỷ giá giao dịch thực tế là TỶ GIÁ MUA của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thực hiện thanh toán.

=> Tức là nếu mà mua sắm tài sản hoặc các khoản chi phí thông qua 331 thì tài sản và chi phí áp dụng TỶ GIÁ BÁN của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh.

b) Tỷ giá giao dịch thực tế khi ĐÁNH GIÁ LẠI các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính:

- NHƯ THẾ NÀO LÀ CÁC KHOẢN MỤC TIỀN TỆ CÓ GỐC BẰNG NGOẠI TỆ: Xem Tại Khoản 1.6- Điều 69- TT 200- Hướng dẫn tài khoản 413 có nêu:

1.6. Nguyên tắc xác định các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ: Là các tài sản được thu hồi bằng ngoại tệ hoặc các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ. Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ có thể bao gồm:
a) Tiền mặt (111), các khoản tương đương tiền, tiền gửi có kỳ hạn (112) bằng ngoại tệ;
b) Các khoản nợ phải thu (TK 131;244), nợ phải trả có gốc ngoại tệ (TK 331;3388), NGOẠI TRỪ:

- Các khoản trả trước cho người bán (SỐ DƯ BÊN NỢ 331) và các khoản chi phí trả trước bằng ngoại tệ.
Trường hợp tại thời điểm lập báo cáo có bằng chứng chắc chắn về việc người bán không thể cung cấp hàng hoá, dịch vụ và doanh nghiệp sẽ phải nhận lại các khoản trả trước bằng ngoại tệ thì các khoản này được coi là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.
- Các khoản người mua trả tiền trước (
SỐ DƯ BÊN CÓ TK 131) và các khoản doanh thu nhận trước bằng ngoại tệ.
Trường hợp tại thời điểm lập báo cáo có bằng chứng chắc chắn về việc doanh nghiệp không thể cung cấp hàng hoá, dịch vụ và sẽ phải trả lại các khoản nhận trước bằng ngoại tệ cho người mua thì các khoản này được coi là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.

VẬY KẾT LUẬN:

+Trường hợp trả trước tiền cho người bán (Số dư bên nợ 331) => (Ko có đánh giá lại chênh lệch tỷ giá cuối năm)

+Và người mua trả tiền trước (Số dư bên có 131) =>(Ko có đánh giá lại chênh lệch tỷ giá cuối năm)

=>Thì những tài khoản này có gốc bằng ngoại tệ cuối năm không có đánh giá chênh lệch tỷ giá. Vì bản chất của nó là trả trước cho người bán là sau này chúng ta THU VỀ LÀ TÀI SẢN HOẶC CHI PHÍ CHỨ KO PHẢI THU LẠI BẰNG TIỀN. Hoặc người mua trả tiền trước thì sau này là chúng ta trả hàng cho khách hàng chứ ko phải chúng ta trả tiền lại cho khách hàng.

- Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được PHÂN LOẠI LÀ TÀI SẢN: Là TỶ GIÁ MUA ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Đối với các khoản ngoại tệ gửi ngân hàng thì tỷ giá thực tế khi đánh giá lại là tỷ giá mua của chính ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ.

Ví dụ 1: Cty có 2 ngân hàng VCB và ACB. Thì tỷ giá mua cuối năm của 2 ngân hàng này lần lượt là 23.000 VND/USD (VCB) và 23.500 USD (ACB). Nhưng Cty hay giao dịch với ngân hàng VCB thì Cty sẽ sử dụng tỷ giá mua cuối năm của VCB (23.000) để đánh giá lại các tài khoản mục có gốc ngoại tệ là tài sản (Ví dụ 131;244..). Còn nếu mà là tài khoản tài sản 1122 tại ngân hàng ACB thì Cty sẽ lấy tỷ giá là 23.500 để đánh giá chênh lệch tỷ giá của TK 1122

- Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được PHÂN LOẠI LÀ NỢ PHẢI TRẢ: Là TỶ GIÁ BÁN ngoại tệ của ngân hàng thương mại tại thời điểm lập Báo cáo tài chính;

Ví dụ 2: Cty có 2 ngân hàng VCB và ACB. Thì tỷ giá bán cuối năm của 2 ngân hàng này lần lượt là 24.000 VND/USD (VCB) và 24.500 USD (ACB). Nhưng Cty hay giao dịch với ngân hàng ACB thì Cty sẽ sử dụng tỷ giá bán cuối năm của ngân hàng ACB (24.500) để đánh giá lại các tài khoản có gốc ngoại tệ là nợ phải trả.

- Các đơn vị TRONG TẬP ĐOÀN ĐƯỢC ÁP DỤNG CHUNG 1 TỶ GIÁ do CÔNG TY MẸ QUY ĐỊNH (phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế) để đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch nội bộ.

Ví dụ 3: Cty mẹ có 2 tài khoản ngân hàng VCB, ACB cuối năm đánh giá tài khoản có gốc bằng ngoại tệ thì Cty mẹ có thể ra thông báo và bắt Cty con trong tập đoàn áp dụng thống nhất 1 tỷ giá do Cty mẹ quy định là lấy tỷ giá mua của NH VCB (23.000) để đánh giá tài khoản có gốc ngoại tệ là tài sản và Lấy Tỷ giá bán của ACB (24.500) để đánh giá những tài khoản có gốc ngoại tệ là nợ phải trả (mặc dù tại các Cty con có những tài khoản ngân hàng khác là HSBC hay VPBank..). Hoặc là Cty mẹ không cần quy định mà tự Cty con sử dụng quy định của TT200 để thực hiện theo cũng được (chứ ko phải bắt buộc là Cty mẹ phải quy định cho cty con áp dụng tỷ giá do Cty mẹ quy định)


✍✍NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ GHI SỔ: Tỷ giá ghi sổ gồm: Tỷ giá ghi sổ THỰC TẾ ĐÍCH DANH hoặc tỷ giá ghi sổ BÌNH QUÂN GIA QUYỀN DI ĐỘNG (tỷ giá bình quân gia quyền sau từng lần nhập). TỨC LÀ TRƯỚC ĐÓ NHỮNG TÀI KHOẢN NÀY ĐÃ GHI THEO TỶ GIÁ GIAO DỊCH THỰC TẾ RỒI. Giờ chỉ thực hiện là thu tiền hoặc trả tiền thì lấy tỷ giá lúc ban đầu đã ghi trước đó (Chỉ vậy thôi)
-
Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh: Là tỷ giá khi THU HỒI các khoản nợ phải thu (TK 131;1388), các khoản ký cược, ký quỹ (TK 244) hoặc THANH TOÁN các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ (TK 331,341), được xác định theo tỷ giá tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc tại thời điểm đánh giá lại cuối kỳ của từng đối tượng.

Ví dụ 1: thu hồi công nợ phải thu khách hàng

Nợ 1122: Tỷ giá mua tại ngày nhận tiền:22.000

Có 131: Áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh bằng đúng tỷ giá bên nợ TK 131: Tức là lúc đầu đã ghi nhận tỷ giá bên nợ 131 là bao nhiêu thì bây giờ ghi nhận bên có 131 chính bằng tỷ giá bên nợ 131: 21.000

Có 515: 1.000

(Xảy ra chênh lệch tỷ giá chỗ này)

Ví dụ 2: Thu hồi lại khoản đã đặt cọc cho chủ nhà

Nợ 1122 : Tỷ giá mua tại ngày nhận tiền: 23.000

Có 244: Tỷ giá ghi sổ thưc tế đích danh, Tức là lúc đầu đã ghi bên nợ 244 tỷ giá mua là bao nhiêu thì bây giờ bên có 244 sẽ ghi tỷ giá đúng bằng tỷ giá bên nợ 244: 22.500

Có 515: 500

(Xảy ra chênh lệch tỷ giá chỗ này)

Ví dụ 3: Trả nợ nhà cung cấp

Nợ 635: 1.000

Nợ 331: Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh: Chính là tỷ giá lúc ban đầu đã ghi nhận bên có 331 là tỷ giá bao nhiêu thì giờ ghi bên nợ 331 chính là tỷ giá bên có 331: 20.000

  Có 112: Tỷ giá bình quân gia quyền di động: 21.000

 (Xảy ra chênh lệch tỷ giá tại chỗ này)

- Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động: là tỷ giá được sử dụng tại bên Có tài khoản tiền (TK 1112;1122) khi thanh toán tiền bằng ngoại tệ, được xác định trên cơ sở lấy tổng giá trị được phản ánh tại bên Nợ tài khoản tiền chia cho số lượng ngoại tệ thực có tại thời điểm thanh toán.

✍✍CHÚ Ý MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ KHI HẠCH TOÁN

Cách hạch toán tài khoản tiền tệ có gốc ngoại tệ (TK 1112 và TK 1122)

Bên Nợ: Các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế (Có thể là tỷ giá bán của ngân hàng nếu mua ngoại tệ hoặc là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại mà được khách hàng thanh toán công nợ phải thu); NHƯNG

  •   Rút ngoại tệ từ ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt thì áp dụng tỷ giá ghi sổ kế toán của TK 1122 (tức là tỷ giá bình quân gia quyền di động)

Nợ 1112: Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động của TK 1122

Có 1122: Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động của TK 1122

(Ko xảy ra chênh lệch tỷ giá tại đây. Ví dụ Tỷ ghi ghi bên nợ 1122 lúc đầu là 21.000 thì bây giờ ghi bên có vẫn là 21.000)

  •   Rút quỹ tiền mặt bằng ngoại tệ gửi vào NH thì phải được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ kế toán của tài khoản 1112 (tức là tỷ giá bình quân gia quyền di động)

Nợ 1122: Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động TK 1112

Có 1112”: Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động TK 1112

(Ko xảy ra chênh lệch tỷ giá tại đây. Ví dụ tỷ giá lúc đầu ghi bên nợ 1112 là 22.000 thì giờ rút ra nộp ngân hàng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động là 22.000)

Bên Có: Các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động.

Khoản phải trả người bán (TK 331)

Bên Có: khoản phải trả:(Khi phát sinh các khoản nợ phải trả cho người bán bằng ngoại tệ): kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (là TỶ GIÁ BÁN của ngân hàng thương mại nơi thường xuyên có giao dịch).

Riêng trường hợp ứng trước cho nhà thầu hoặc người bán, khi đủ điều kiện ghi nhận tài sản hoặc chi phí thì bên Có tài khoản 331 áp dụng TỶ GIÁ GHI SỔ thực tế đích danh đối với số tiền đã ứng trước.(Hay chính là ghi theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày ứng trước chứ ko phải tại ngày ghi nhận tài sản)

 

Ví dụ 1:

- Ngày 1/1/2020 ứng trước tiền cho nhà cung cấp

Nợ 635: 1000*(21.000-20.000)

Nợ 331: Tỷ giá bán ngày 1/1/2020(20.000*1.000)

Có 112: Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động ngày 1/1/2020 là: 21.000*1.000

 

- 5/1/20120, hàng về đã nhập kho

Nợ 1561: 1.000*20.000 (Áp dụng đúng bằng tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày ứng trước)

Có 331: Áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đã ghi nhận trước đó  20.000 CHỨ KO Phải ghi Tỷ GIÁ BÁN TẠI NGÀY 5/1/2020. 1.000*20.000 (hay còn gọi là áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày ứng trước tiền là 1/1/2020 là 20.000)

(Không xảy ra chênh lệch tỷ giá chỗ này)

 

Ví dụ 2:

-(5/1/2016 mua thiếu chưa trả tiền)

Nợ 1561: 1000*tỷ giá bán tại ngày 5/1/2020 là 22.000=22.000.000

Có 331: tỷ giá bán tại ngày 5/1/2020 là: 22.000*1.000=22.000.000

(Không xảy ra chênh lệch tỷ giá chỗ này)

 

- 5/2/2016. Trả tiền tỷ giá bán là 23.000

Nợ 331: Tỷ gía ghi sổ thực tế đích chính là tỷ giá bên có 331 mà đã ghi nhận 5/1/2016 là 22.000 chứ ko được lấy tỷ giá bán tại ngày 5/2/2020 là 23.000: 1.000*22.000=22.000.000

Có 1122: Tỷ giá BÌNH QUÂN GIA QUYỀN DI ĐỘNG ngày 5/2/2016 LÀ 21.000*1.000=21.000.000

Có 515: 1.000.000

(Xảy ra chênh lệch tỷ giá chỗ này)

Bên Nợ: khoản phải trả: (Khi thanh toán nợ phải trả cho người bán bằng ngoại tệ): kế toán phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng chủ nợ (Trường hợp chủ nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh được xác định trên cơ sở bình quân gia quyền di động các giao dịch của chủ nợ đó).

Riêng trường hợp phát sinh giao dịch ứng trước tiền cho nhà thầu hoặc người bán thì bên Nợ tài khoản 331 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế (là tỷ giá bán của ngân hàng nơi thường xuyên có giao dịch) tại thời điểm ứng trước cho người bán.

Ví dụ 1:

☛1/1/2016 ứng trước 500 USD tỷ giá bán là 20.000 cho nhà CC A

Nợ 635: 500.000 (500*1.000)

Nợ 331: 500*20.000=10.000.000 (Tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá bán tại ngày ứng trước tiền là 20.000)

Có 1122: 500*tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động*21.000=10.500.000

(Xảy ra chênh lệch tỷ giá chỗ này)

☛6/1/2016 nhận được hàng từ nhà cung cấp. Với tỷ giá bán là 22.000

Nợ 1561: 500*20.000 (Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh mà đã nhận tiền trước là 20.000 chứ ko phải tỷ giá bán ngày 6/1/2016. Hay còn gọi là lấy giá giao dịch thực tế tại ngày ứng trước 1/1/2016)

Có 331: 500*Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh mà đã nhận tiền trước. 500*20.000 chứ ko phải tỷ giá bán tại ngày 6/1/2016. Hay còn gọi là lấy giá giao dịch thực tế tại ngày ứng trước 1/1/2016)

(Không xảy ra chênh lệch tỷ giá chỗ này)

Ví dụ 2: Trường hợp chủ nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh được xác định trên cơ sở bình quân gia quyền di động các giao dịch của chủ nợ đó:

Bên CÓ 331 của MR A gồm có 2 tỷ giá là 22.000*1.000 USD (ngày 5/1/2019) và tỷ giá 24.000*2.000 USD (ngày 7/1/2019)=> Vậy khi trả tiền cho nhà cung cấp là Mr A thì bên Nợ 331 có thể dùng 2 cách.

Cách 1: Tỷ giá ghi sổ thực tế Đích danh cho từng khoản nợ (nếu mà trả nợ cho từng món nợ). Ngày 8/1/2019 trả tiền. 2.500 USD (1.000 USD cho hợp đồng 5/1/2019. Nợ 331 tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh là 22.000). 500 USD còn lại là trả cho hợp đồng ngày 7/1/2019. Nợ 331 tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh là 24.000

Cách 2: Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh được Dùng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động trong trường hợp này (22.000*1.000)+(24.000*2.000)/(1.000+2.000)=23.333 (Nếu trả nợ mà ko biết trả cho từng khoản nợ nào)

 

TÀI SẢN ĐƯỢC HÌNH THÀNH TỪ TRẢ TRƯỚC CHO NGƯỜI BÁN

Đối với tài sản mà mua được hình thành từ vấn đề trả trước cho người bán thì tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày trả trước cho người bán  mà không áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận tài sản.

 

Ví dụ: Trả trước cho người bán là 1.000 USD và tỷ giá bán tại ngày 1/1/2020 là 22.000. Tỷ giá xuất ngoại tệ bình quân gia quyền di động là 21.500

Nợ 331: 1.000*22.000

Có 1122: 1.000*21.500

Có 515: 500*1.000

 

Ngày  5/1/2020 nhận tài sản thì ghi. Biết tỷ giá bán tại ngày 5/1/2020 là 24.000

Nợ 1561: 1.000*22.000 (tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày trả trước cho người bán, chứ ko phải là tỷ giá giao dich thực tế tại ngày nhận tài sản. Tức là tỷ giá giao dịch thực tế trả trước cho người bán tại ngày 1/1/2020 chứ ko phải tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày nhân tại sản là 5/1/2020)

Có 331: 1.000*22.000 (ty gia ghi so thuc te dich danh la ben no 331 la 22.000)

(Không xảy ra chênh lệch tỷ giá chỗ này

 

 (LƯU Ý:Nếu giá trị tài sản nhận được nhiều hơn khoản trả trước cho người bán. Cũng với ví dụ trên nhưng tài sản NHẬN ĐƯỢC là 1.200 USD. thì 200 USD sẽ ghi theo tỷ giá bán tại thời điểm nhận tài sản nếu mà mua thiếu. còn nếu trả tiền luôn thì tài sản ghi theo tỷ giá mua của phần tiền còn thiếu là 200. Ở đây là mua thiếu. Và tỷ giá bán tại ngày 5/1/2020 ghi nhận tài sản là 23.000. Kế toán ghi nhận như sau:

 

Nợ 1561: 1.000*22.000+200*23.000

Có 331: 1.000*22.000+200*23.000

 

TỶ GIÁ GHI NHẬN DOANH THU TRONG TRƯỜNG HỢP NHẬN TIỀN TRƯỚC  CỦA KHÁCH HÀNG

- Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản.

Riêng trường hợp bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ hoặc thu nhập có liên quan đến doanh thu nhận trước hoặc giao dịch nhận trước tiền của người mua thì doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền nhận trước được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước của người mua (không áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu, thu nhập).=>Tức là lấy tỷ giá mà lúc ghi nhận trước tiền của khách hàng bên Có TK131

-Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải thu: Là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh;

Bên nợ phải thu (Khi phát sinh các khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ): Kế toán phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (là tỷ giá mua của NHTM  nơi chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh);

Riêng trường hợp nhận trước của người mua, khi đủ điều kiện ghi nhận doanh thu thì bên Nợ tài khoản 131 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày nhận trước tiền của khách hàng. Lúc này doanh thu tương ứng với số tiền nhận được  ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày nhận tiền trước. CHỨ KO ĐƯỢC GHI SỔ BÊN NỢ 131 THEO TỶ GIÁ THỰC TẾ TẠI NGÀY GHI NHẬN DOANH THU

Bên Có khoản phải thu khách hàng bằng ngoại tệ (Khi thu hồi nợ phải thu khách hàng): kế toán phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh tại ngày phát sinh các khoản phải thu (tức là ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế đã ghi nhậnbên nợ 131 lúc trước)

Riêng trường hợp phát sinh giao dịch nhận trước tiền của người mua thì bên Có tài khoản 131 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế (là tỷ giá ghi vào bên Nợ tài khoản tiền tức là tỷ giá mua vào của NHTM) tại thời điểm nhận trước

=>Sau khi các bạn nắm được nguyên tắc ghi sổ của 1 số tài khoản ngoại tệ liên quan thì bây giờ chúng ta vận dụng nguyên tắc đó trong 1 số nghiệp vụ kinh tế phát sinh:

  • Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ (kể cả chênh lệch tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động của các doanh nghiệp không do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ):

a) Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ:

Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642

(Tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch).

Lấy tỷ giá mua của chính ngân hàng mà Cty thanh toán

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán).

Lấy tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).

b) Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ của nhà cung cấp chưa thanh toán tiền,  khi vay hoặc nhận nợ nội bộ... bằng ngoại tệ, căn cứ tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại ngày giao dịch, ghi:

Nợ các TK152, 153, 156, 211, 627, 641, 642... 

(Lấy tỷ giá bán của NHTM mà doanh nghiệp vay hoặc tại tỷ giá bán của NHTM mà doanh nghiệp dư kiến trả)

Có các TK 331, 341, 336...

(Lấy tỷ giá bán của NHTM mà doanh nghiệp vay hoặc tại tỷ giá bán của NHTM mà doanh nghiệp dư kiến trả)

c) Khi ứng trước tiền cho người bán bằng ngoại tệ để mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ:

- Kế toán phản ánh số tiền ứng trước cho người bán theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày ứng trước).

Lấy tỷ giá bán của NHTM nơi doanh nghiệp trả tiền hoặc tỷ giá bán của NHTM mà thường xuyên giao dịch

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán).

Lấy tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).

(Xảy ra chênh lệch tỷ giá chỗ này)

- Khi nhận vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ từ người bán, kế toán phản ánh theo nguyên tắc:

+ Đối với giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ tương ứng với số tiền bằng ngoại tệ đã ứng trước cho người bán, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước, ghi:

Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642 . Lấy tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày ứng trước

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày ứng trước). Không xảy ra chênh lệch tỷ giá chỗ này

+ Đối với giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ còn nợ chưa thanh toán tiền, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (ngày giao dịch), ghi:

Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642

(tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch).

Lấy tỷ giá bán tại thời điểm ghi nhận phải trả của NHTM mà dự kiến trả

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế ngày giao dịch). Lấy tỷ giá bán tại thời điểm ghi nhận phải trả của NHTM mà dự kiến trả

(Không xảy ra chênh lệch tỷ giá chỗ này)

d) Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ (nợ phải trả người bán, nợ vay, nợ thuê tài chính, nợ nội bộ...), ghi:

Nợ các TK 331, 336, 341,... (tỷ giá ghi sổ kế toán).

Lấy tỷ giá thực tế đích danh của từng khoản nợ hoặc tỷ giá bình quân gia quyền di động của các khoản nợ  nếu người bán có nhiều khoản giao dịch ngoai tệ

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán).

Lấy tỷ giá bình quân gia quyền di động cho mỗi lần thanh toán bên có của TK 1112,1122

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).

(Xảy ra chênh lệch tỷ giá chỗ này)

e) Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng ngoại tệ mà không phải từ khoản nhận tiền trước của khách hàng, căn cứ tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại ngày giao dịch, ghi:

Nợ các TK 111(1112), 112(1122), 131... (tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch). Lấy tỷ giá mua của NHTM nơi doanh nghiệp mở tài khoản để nhận tiền hoặc tỷ giá mua của NHTM mà thường xuyên giao dịch

Có các TK 511, 711 (tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch).

Lấy tỷ giá mua của NHTM nơi doanh nghiệp mở tài khoản để nhận tiền hoặc tỷ giá mua của NHTM mà thường xuyên giao dịch

NHƯ VẬY LÀ CÁC BẠN ĐÃ BIẾT CÁCH HẠCH TOÁN TỶ GIÁ THEO TT200. CÒN NẾU LÀM THEO TT53 THÌ CÓ GÌ THAY ĐỔI

•Thông tư 53/2016/TT-BTC ngày 21//3/2016 sửa đổi bổ sung 1 số điều của TT200

Ngoài tỷ giá giao dịch thực tế nêu trên, doanh nghiệp có thể lựa chọn tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch. Tỷ giá xấp xỉ phải đảm bảo chênh lệch không vượt quá +/-1% so với tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình. Tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình được xác định hàng ngày hoặc hàng tuần hoặc hàng tháng trên cơ sở trung bình cộng giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán chuyển Khoản hàng ngày của ngân hàng thương mại

Giới thiệu sách tự học thực hành khai báo thuế và lập báo cáo tài chính bằng hình ảnh minh họa

LIÊN HỆ VỚI TÔI
Hotline hỗ trợ: 0914.540.423
Facebook (Hải Bùi): https://www.facebook.com/hai.bui.526
Group Facebook: tự học kế toán và thuế
Fanpage: https://www.facebook.com/tuhocketoanvathue/
Youtube: tự học kế toán
Email: buitanhai1610@gmail.com
Website bán sách tự học kế toán: www.sachketoan.org
Website tự học kế toán online miễn phí: www.tuhocketoan.net

 


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 0914540423
Gọi ngay : 0914540423